Nám còn được gọi là tăng sắc tố da. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do tăng sinh số lượng và hoạt tính của các tế bào sản sinh sắc tố Melanin dưới da.




webtretho



Vậy Melanin là gì?


Melanin được tổng hợp bên trong các hạt melanine còn được gọi là melanosome nằm trong các tế bào hắc tố melanocyte. Các melanin này sau đó được chuyển qua các tế bào keratin còn gọi là tế bào sừng (keratinocyte) ở lớp biểu bì nằm kế cận và cung cấp melanin
.



Melanin đóng vai trò gì trong làn da?
Sắc tố melanin quyết định màu sắc trên da, tóc và mắt trên cơ thể người. Melanin trong da được sản xuất mang tính chất di truyền, vì vậy người châu Á có nước da vàng, người châu Âu có nước da trắng , và người châu Phi có nước da đen. Một số người có rất ít hoặc không có melanin trong cơ thể, được gọi là bệnh bạch tạng.



webtretho


Sự tăng sắc tố tế bào melanin dẫn đến Nám da, nhưng thật ra bạn đừng thù ghét melanin vì melanin chính là “tấm áo giáp” bảo vệ cho làn da của bạn.



Giúp da bạn kháng khuẩn, vi sinh vật và nấm bệnh gây hại cơ thể.


Giúp da chống tác động bên ngoài gây tổn thương làn da như bức xạ tia cực tím từ mặt trời và chất oxy hóa .


Giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể từ bên trong và chống lại tác động nhiệt từ bên ngoài. Ví dụ : lửa, nắng nóng


Tuy là “vệ sĩ” của làn da, tuy nhiên tế bào melanin khi bị tăng sinh sẽ gây nên những rối loạn sắc tố, tạo thành vết nám (hyperpigmentation), tàn nhang (freckle), sạm da (tan) và đốm nâu (dark spot) trên da.



Nguyên nhân tăng sinh Melanin


Điều gì làm cho có sự tăng sinh sắc tố này thì vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên những yếu tố sau đây được xem như là nguyên nhân gây nên bệnh lý nám da.


- Ánh nắng mặt trời: là yếu tố quan trọng thúc đẩy tình trạng nám da xuất hiện, gây cản trở nhiều trong quá trình điều trị và dễ gây tái phát.




webtretho



- Yếu tố nội tiết: Phụ nữ có thai, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị hormone thay thế có tần suất bị nám da cao hơn. Mặt khác, ở phụ nữ hoặc kể cả nam giới có tình trạng rối loạn nội tiết tố cũng có biểu hiện nám da ở nhiều mức độ khác nhau.


- Yếu tố di truyền: nhiều công trình nghiên cứu ở Mỹ ghi nhận 20-70% bệnh nhân bị nám da có liên quan họ hàng với nhau.


- Người mắc bệnh về tuyến giáp


- Stress, căng thẳng thần kinh


- Do thuốc và hoá chất:



Do sử dụng một số loại thuốc uống dài hạn làm gia tăng độ nhạy cảm ánh sáng.


Do sử dụng một số loại thuốc thoa tại chỗ kéo dài và bị tác dụng phụ làm tăng sắc tố (chế phẩm dạng thuốc hoặc mỹ phẩm có chứa Corticoid, kháng sinh có tính kích ứng tăng nhạy cảm ánh sáng…)


Phân biệt tàn nhang với nám?


Biểu hiện rõ nhất của tàn nhang là tập hợp các đốm nhỏ từ đầu tăm đến hạt vừng có sắc tố màu đậm hơn các vùng da xung quanh, màu từ nâu sẫm hoặc nhạt, vàng, xám, đỏ hoặc đen. Vị trí thường gặp là các vùng da hở như phần mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay.



webtretho
webtretho



Khác với tàn nhang, nám xuất hiện chủ yếu trên da mặt, với dạng nám đốm và nám mảng, mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng nhìn chung có sắc tố đậm bất thường hơn so với da của bạn.