Trẻ nhỏ bắt chước rất nhanh, với thói hư lại càng dễ nhiễm.

Ngay từ khi con chào đời, người đầu tiên con tiếp xúc là bố mẹ, và trẻ luôn có xu hướng bắt chước những hành vi, cử chỉ, thói quen của bố mẹ. Có những thói quen xấu của bố mẹ khiến trẻ dễ bắt chước, bố mẹ hãy điều chỉnh ngay nhé.

Dưới đây là 6 thói quen xấu của bố mẹ mà trẻ dễ bắt chước, bố mẹ hãy từ bỏ để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con.

1. Thất hứa

hình ảnh

Ảnh minh họa: Wikihow

Đừng bao giờ thất hứa với trẻ nếu không muốn bé cũng trở thành người không biết giữ chữ tín. Thất hứa là một trong những thói quen xấu của bố mẹ mà trẻ học theo rất nhanh. Vì vậy, khi đã hứa với trẻ điều gì, cần phải giữ lời hứa, có như vậy bé mới học được từ bố mẹ cách tôn trọng lời hứa. 

2. Thói lười biếng

hình ảnh

Ảnh minh họa: parent

Nếu bố mẹ là những người lười biếng, không có kỷ luật, không biết chăm sóc bản thân, sống bừa bộn không ngăn nắp thì con cái cũng sẽ học được những điều này rất nhanh. Trẻ sẽ trở thành đứa trẻ thiếu ngăn nắp, lười biếng. Để làm gương cho con, ngay từ hôm nay, bố mẹ hãy điều chỉnh lối sống và hành vi của mình theo hướng tích cực nhé.

2. Không trung thực

Một trong những thói xấu của bố mẹ mà trẻ dễ bắt chước, học theo rất nhanh đó là tính nói dối, không trung thực. Một số ông bố bà mẹ cho rằng nếu mình nói dối những điều vô hại thì không sao, do đó vô tư nói dối trước mặt con cái mà không biết rằng mình đang làm gương xấu cho con, con sẽ nhanh chóng học được tính nói dối, thiếu trung thực. Và khi đã có thể nói dối những chuyện nhỏ, thì bé cũng sẽ nói dối trong chuyện lớn. Tương lai con sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Để con là người trung thực, bố mẹ hãy là người trung thực trong tất cả mọi chuyện. 

3. Ưa cãi vã

hình ảnh

Ảnh minh họa: mababy

Ở một số gia đình, dường như việc cãi vã, mâu thuẫn vợ chồng xảy ra thường xuyên. Việc phải chứng kiến bố mẹ xung đột cãi vã khiến trẻ dễ bắt chước, trẻ cũng sẽ trở nên hung hăng, dữ tợn, thích cãi nhau với người khác. Trẻ có xu hướng giải quyết vấn đề bằng những cuộc tranh luận lớn tiếng thậm chí bằng nắm đấm, bạo lực.

5. Cắm mặt vào điện thoại là không cần biết gì khác

Nhiều ông bố bà mẹ hầu như dành hết thời gian cho máy tính bảng, điện thoại thông minh mà không biết rằng đây là thói quen xấu của bố mẹ mà trẻ học theo rất nhanh. Nếu dùng điện thoại quá nhiều, bố mẹ sẽ không thể ngăn trẻ chơi điện thoại, vì trẻ sẽ ấm ức cho rằng tại sao bố mẹ có thể dùng điện thoại thoải mái trong khi mình thì không. Trẻ sẽ tìm cách gây ra những hành vi sai trái để phản kháng, chống đối bố mẹ. Do đó, bố mẹ cần đưa ra quy tắc về thời gian sử dụng điện thoại và áp dụng với tất cả thành viên trong gia đình.

6. Sống vô cảm

hình ảnh

Ảnh minh họa: zihu

Nếu bố mẹ là người ít quan tâm con cái và thường xuyên phớt lờ cảm xúc của con, thì đừng mong con mình sẽ là người biết quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu với người khác. Khi trẻ gặp vấn đề và bé muốn bố mẹ giúp đỡ, chia sẻ, hãy ở bên cạnh và quan tâm con nhiều hơn, có như thế con mới học được từ bố mẹ cách quan tâm người khác. Nếu bố mẹ không thường xuyên hỏi han và thấu hiểu những cảm xúc của con, trẻ dễ trở thành người vô cảm, khi lớn lên trẻ sẽ rất cô đơn, cô độc, không có bạn bè, giao tiếp xã hội kém, ít có cơ hội để thành công.