Khoảng nửa tiếng sau bữa ăn trưa, trong lúc các cháu khác đang ngủ say, cô giáo phát hiện cháu A còn thức.

Vụ việc một em bé không qua khỏi sau giấc ngủ trưa ở Bình Định khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Nguyên nhân về thức ăn đã được loại trừ. Tuy nhiên việc ăn uống quá no trước khi đi ngủ cũng không nên nha các mẹ.

Em đọc trên báo Người Lao động thì sáng 29/11, cháu T.H.A. được người nhà đưa đến Trường Mầm non Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân, Bình Định) để học. Khoảng 11 giờ cùng ngày, cháu A. ăn cơm trưa tại trường. Nửa tiếng sau, trong lúc các cháu khác đang ngủ say, cô giáo phát hiện cháu A. còn thức và liên tục có những biểu hiện rất lạ. Ngay sau đó, bé được các cô giáo đưa đến Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân cấp cứu, đồng thời gọi điện thoại báo cho gia đình. Tuy nhiên, cháu A. đã không qua khỏi.

hình ảnh

Ảnh NLĐ

Hôm nay 30/11, các cơ quan chức năng đã hoàn tất việc khám nghiệm để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc thương tâm này. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân, bé A. được giáo viên nhà trường đưa đến cấp cứu tại trung tâm vào khoảng 12 giờ trưa 29-11. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy bé đã không qua khỏi từ trước đó. Theo TTXVN, Công an tỉnh Bình Định cho biết hiện cơ quan chức năng đang trưng cầu giám định pháp y. Qua khám nghiệm bước đầu, khả năng bé A. ngộ độc thức ăn đã được loại trừ.

hình ảnh

Ảnh PLVN

Tuy nhiên, có điều cũng cần lưu ý các mẹ là không nên cho con ăn no rồi đi ngủ. Khi còn nhỏ, trẻ vẫn là một sinh linh bé nhỏ mong manh, chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân nên mọi việc đều cần có sự hướng dẫn và chăm sóc của cha mẹ, đối với trẻ, thói quen ăn uống đúng cách cần có những điểm sau:

1. Giờ ăn cố định: hình thành thói quen ngày ăn ba bữa, không để trẻ no đói, cho trẻ ăn đều đặn, đủ lượng mỗi ngày.

2. Không ăn vặt trước bữa ăn: Dung tích dạ dày của trẻ nhỏ, nếu ăn vặt trước bữa ăn sẽ dễ bị no, đến giờ ăn sẽ không ăn được. Và điều này sẽ dễ khiến trẻ quấy khóc khi đến giờ ăn, lâu dần hình thành thói quen ăn uống không tốt.

3. Duy trì tâm trạng ăn uống vui vẻ: không nên khiển trách trẻ khi ăn vì sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ

4. Dạy con không kén ăn: Nếu có món ăn nào trẻ không thích, cha mẹ có thể chủ động cho trẻ ăn những món đó và làm gương cho trẻ.

5. Không nên ăn quá no trong mỗi bữa: Cha mẹ luôn lo lắng trẻ ăn không đủ chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trên thực tế, chỉ cần hình thành thói quen ăn uống tốt, trẻ rất nhạy cảm với cảm giác đói và no.

Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện rõ ràng là đã no, cha mẹ hoàn toàn không cần ép trẻ tiếp tục ăn thêm miếng nào nữa , bởi rất có thể miếng ăn thêm này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

6. Không ngủ ngay sau khi ăn

Sau khi trẻ ăn xong, thức ăn còn lưu lại trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết, nếu trẻ ngủ ngay lúc này có thể khiến thức ăn từ dạ dày trào ngược lên trên gây trào ngược thức ăn .

Vì vậy, sau khi trẻ ăn xong nên cho trẻ ngồi nghỉ một lúc để hệ tiêu hóa tiêu hóa thức ăn, sau bữa ăn nửa tiếng hoặc một tiếng thì nên đi ngủ là phù hợp hơn cả.

7. Không vận động mạnh sau bữa ăn

Trẻ em bản tính hoạt bát, ăn xong sẽ rất hăng hái, lúc này vận động quá mạnh như chạy nhảy là không phù hợp. Nó không chỉ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày mà còn có thể gây trào ngược thức ăn.

Theo thông tin mới nhất, nguyên nhân nhận định ban đầu khiến bé trai không qua khỏi là do viêm phổi.

"Nguyên nhân nhận định ban đầu là do cháu bị viêm phổi nhưng chờ kết luận giám định pháp y mới có thông tin cụ thể. Qua khám nghiệm bước đầu thì loại trừ khả năng ngộ độc thức ăn" - Công an tỉnh Bình Định thông tin trưa 30/11.