Khoảnh khắc khó khăn nhất của mẹ là nuôi một đứa con độ tuổi trung học cơ sở (THCS). Điều này có khiến ngạc nhiên lắm không?

Nhiều người bảo con lớn thì mẹ nhàn nhưng mới đây, một nghiên cứu của Đại học Arizona đã chứng minh điều ngược lại. Không phải mẹ có con nhỏ là vất vả nhất mà những người mẹ của học sinh cấp Trung học cơ sở mới gặp căng thẳng nhiều nhất.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: xframe

Khi các chị em ngồi tụm lại kể chuyện con cái, than khổ than đau thì một số người khẳng định rằng khi đứa trẻ vừa chào đời, người mẹ sẽ vất vả nhiều nhất vì thiếu ngủ và mệt mỏi do chăm con nhỏ.

Một số khác lại cho rằng sau khi con vào học cấp 3, mẹ sẽ mệt mỏi nhất vì trẻ ở giai đoạn này đang trong độ tuổi vị thành niên nên chúng sẽ trở nên đặc biệt nổi loạn và các bậc cha mẹ cũng sẽ rất đau đầu.

Mẹ nuôi con nhỏ, mẹ có con đi mầm non, mẹ có con tiểu học... ai cũng tranh phần khổ về mình nhiều nhất và không ai "chịu nhường" phần khổ cho ai.

Để không phải tranh cãi nhiều, một nghiên cứu gần đây của Đại học Arizona đã chứng minh mẹ của học sinh Trung học cơ cở mới là những người mệt mỏi nhất.

Sunia, một giáo sư tâm lý tại Đại học Arizona, đã tiến hành khảo sát 2200 người mẹ có con ở đủ mọi lứa tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy, các bà mẹ của học sinh THCS chịu nhiều áp lực tâm lý nhất.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: xinhuanet

Họ thường cảm thấy lo lắng, cô đơn, mức độ hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống cũng rất thấp. Đây là kết quả ngoài dự liệu của giáo sư Sunia. Khi đọc những đoạn độc thoại nội tâm của các bà mẹ ở cuối bảng câu hỏi, nguyên nhân đã sáng tỏ.

Những thay đổi về thể chất và tinh thần của đứa trẻ là đáng kể nhất khi học trung học cơ sở và học sinh THCS rất muốn tự lập. Giáo sư Emeritus Lutar của Đại học Columbia cho rằng trẻ em sẽ tự tạo cho mình một danh tính mới khi 12 tuổi.

Trước đây, trẻ em nghĩ mình là "đứa con ngoan" của bố và mẹ, nhưng sau 12 tuổi, trẻ cảm thấy muốn thoát ra khỏi gia đình và muốn tập làm người lớn. Đối mặt với bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống, thay vì dựa vào bố mẹ, trẻ lại thích thể hiện hơn.

Nhưng các bà mẹ thì chưa quen và mệt mỏi vì cảm thấy con hay cãi lại mẹ, luôn làm ngược lại ý mẹ. Hòa hợp mẹ con giai đoạn này cực kỳ khó và tranh cãi nổ ra thường xuyên trong gia đình.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: xframe

Khoảng thời gian lên THCS, con cái bắt đầu xa cách mẹ. Một người mẹ đã quen với việc yêu thương, che chở, gần gũi con, giờ bỗng dưng bị đẩy ra xa cuộc sống của con mình, điều đó dẫn đến sự hụt hẫng không gì có thể bù đắp.

Đây cũng là thời gian đứa trẻ bắt đầu tiếp thu rất nhiều những thứ mới lạ và tiêm nhiễm thói xấu. Các mẹ cảm giác như mình phải căng gồng lên để vừa không tranh cãi với con, vừa giúp con tránh cạm bẫy. Cả mẹ lẫn con giai đoạn này đều rất nhạy cảm.

Trong chương cuối cùng của nghiên cứu, giáo sư Sunia đã chỉ ra rằng THCS là giai đoạn phát triển nhanh chóng về thể chất và tinh thần của trẻ. Nhưng nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua tầm quan trọng của giai đoạn này đối với sự trưởng thành của trẻ.

Trên thực tế, nếu cha mẹ có thể giúp con cái thiết lập một "bản sắc mới" và cho chúng nhiều chỗ hơn để phát triển trong giai đoạn trung học cơ sở thì những vấn đề của tuổi vị thành niên sẽ không xảy ra.

Vì vậy, cha mẹ nên học cách thích nghi với sự thay đổi tâm lý của trẻ, làm quen với “thân phận mới” của trẻ. Đừng vội phủ nhận và cũng đừng nói những câu như “con vẫn còn nhỏ”  hay “con phải ở với bố và mẹ”.

Với những người mẹ gặp căng thẳng khi nuôi dạy con ở lứa tuổi THCS, tốt nhất nên học cách buông tay con để con tự lập, tránh kiểm soát con. Mẹ nên hoàn toàn ủng hộ quyết tâm tự lập của con.

Khi con bực bội, nổi loạn, muốn tìm kiếm sự an ủi và tha thứ thì mẹ cũng nên mở rộng vòng tay và bao dung cho con. Cố tranh cãi với một đứa trẻ đang tập làm người lớn sẽ chỉ khiến mẹ hụt hơi, mệt mỏi mà chẳng thu được lợi ích nào cả.

Thông tin tham khảo từ Kelly Wallace - 163