Khi trưởng thành, cuộc đời sẽ không cho chúng ta cơ hội để sai. Bất cứ sai lầm nào cũng sẽ phải trả giá

Khi con còn nhỏ, cha mẹ có thể bảo bọc con. Nhưng khi con lớn lên và bước ra ngoài, cha mẹ không thể nào đi suốt bên cạnh con để bảo vệ. Ai cũng biết rằng ngoài kia có rất nhiều cạm bẫy, và kẻ ác đôi khi lại mang khuôn mặt của thiên thần. Vậy làm thế nào để con có thể bình an. Cách bảo vệ con cái tốt nhất là: Đối với con gái là chỉ dẫn cho con hiểu biết về giới hạn hành xử của mình, đối với con trai là chỉ dẫn con luôn tích cực vươn lên.

Dạy con gái ranh giới hành xử

1. Ranh giới thân thể

Cơ thể con là của con, con là người làm chủ cơ thể của chính mình và con có quyền chấp nhận hoặc từ chối sự tiếp xúc, gần gũi cơ thể mình từ thế giới bên ngoài. Khi dạy con về ranh giới thân thể, việc giáo dục trẻ em về cảm giác về ranh giới thể chất bao gồm hai khía cạnh: Một là dạy trẻ nhận biết và bảo vệ ranh giới thể chất của chính mình; hai là dạy trẻ không chạm vào ranh giới thể chất của người khác, đặc biệt là người khác giới.

Theo nghiên cứu tâm lý học, khoảng cách giữa con người với nhau được chia thành 5 loại:

Đầu tiên là những cặp tình nhân, vợ chồng, khoảng cách giữa họ khoảng 0-15 cm.

Loại thứ hai là tình bạn thân thiết, chẳng hạn như bạn gái hoặc bạn thân, khoảng cách của họ là 15 cm đến 44 cm.

Thứ ba là mối quan hệ quen biết, khoảng cách của họ là 45 cm đến 1,2 mét.

Loại thứ tư là quan hệ xã hội, khoảng cách của họ là 1,2 mét đến 3,7 mét.

Thứ năm là quan hệ giữa đám đông, khoảng cách từ 3,7 mét đến 4,6 mét.

Trong số đó, khoảng cách ở đây đề cập đến một khoảng cách vật lý. Để bảo vệ con gái, hãy nhắc nhở con và chắc chắn là con hiểu về những khoảng cách này.

hình ảnh

2. Ranh giới cuộc sống

Hãy dạy con gái cách tự chủ, hiểu đơn giản là khả năng kiểm soát bản thân, bao gồm kiểm soát trạng thái tinh thần, hành vi, cảm xúc và sự chú ý của mình. Nhấn mạnh vào việc làm những gì nên làm và không làm những gì không nên làm. Đối với trẻ em, tính tự chủ thường thể hiện ở việc về nhà làm bài tập về nhà trước khi chơi, không xem ti vi trước khi đi ngủ, không ăn vặt, v.v. Bé gái có khả năng tự chủ mạnh mẽ sẽ học tốt hơn và tránh được những cám dỗ có thể xảy ra. Tóm lại, những đứa trẻ có khả năng tự chủ mạnh mẽ sẽ hoạt động tốt hơn về mọi mặt, và sẽ dễ dàng đạt được thành công và gặt hái một cuộc sống hạnh phúc trong quá trình trưởng thành và phát triển trong tương lai

Nếu trong cuộc sống việc gì cũng không tự chủ, thì tính cách cũng sẽ không tự chủ. Tính cách không tự chủ thì tình cảm cũng không tự chủ.

3. Ranh giới tình cảm: Cầm lên được thì đặt xuống được

Dạy bảo con gái về đường giới hạn tình cảm, đừng lãng phí thời gian cho người không có tình cảm với mình, càng không nên vì một người nào đó mà hy sinh bản thân một cách vô hạn. Thân thể là của cha mẹ trao, là máu huyết của thân sinh, nếu không thể làm một người có ích thì cũng không nên hủy hoại mình.

4. Ranh giới tính mạng

Để dạy con gái điều này, cha mẹ phải thực hiện giáo dục ý thức chung cơ bản nhất cho con cái của họ. Bao gồm kiến thức cơ bản về cuộc sống, kiến thức học đường, kỹ năng tự vệ khi gặp nguy hiểm, ... cần nâng cao khả năng nhận thức của trẻ về bình diện xã hội để ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp và tự bảo vệ mình.

Trong khi khao khát thơ và khoảng cách, hãy giữ chút khói lửa, và vẫn yêu đời sau khi nhận ra sự tàn khốc của thế giới. Đây không chỉ là một loại chủ nghĩa anh hùng, mà còn là một vũ khí kỳ diệu để mỗi một cô con gái đều có thể bước đi trên thế giới.

Dạy con trai tích cực vươn lên

1. Dũng cảm

Trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn lên trong một thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh và so sánh. Thật dễ dàng để họ luôn cho rằng thành công đến từ sự may mắn, bởi có những kẻ sinh ra đã ở vạch đích. Sự thật là không ai trong chúng ta được sinh ra với gen 'thành công' hay 'gen hạnh phúc'. Có rất nhiều điều dẫn đến thành công và hạnh phúc, nhưng một trong những điều mạnh mẽ nhất chính là lòng dũng cảm.

Đằng sau biết bao thành công rực rỡ là những thất bại, những lời từ chối, những ngã rẽ không ngờ. Mỗi một ngã rẽ cần rất nhiều dũng cảm Dũng cảm để tiếp tục, để tìm ra một con đường khác, và tất nhiên là can đảm để chấp nhận thử thách ngay từ đầu.

hình ảnh

2. Lòng bao dung, thông cảm

Hãy dành thời gian trò chuyện với con trai, đặc biệt là các ông bố. Khi con trai phát hiện ra mình đáng được tôn trọng và hiểu biết, chúng sẽ học cách tôn trọng và thông cảm với người khác. Tìm hiểu về cảm xúc của chính mình có thể giúp con trai kết nối với những người khác và phát triển thành một người đàn ông nhạy cảm, chu đáo. Điều đó sẽ giúp bé có trực giác mạnh mẽ khi nguy hiểm cận kề.

3. Nuôi dưỡng sự tôn trọng bản thân

Tôn trọng bản thân giúp nuôi chúng ta tôn trọng người khác. Vì vậy, nếu có con trai, hãy chấp nhận con người của con, thay vì cố gắng ép trẻ vào tầm nhìn của cha mẹ về những gì cha mẹ nghĩ là tốt nhất. Điều nguy hiểm khi cha mẹ không tôn trọng con là con sẽ nghĩ rằng mình là kẻ thất bại, dễ rơi vào những cạm bẫy bên ngoài để chứng tỏ mình không phải là một cậu con trai thất bại của gia đình.

Mẹ có thể khuyến khích con có trách nhiệm với bản thân bằng cách giúp trẻ đặt ra các mục tiêu và kỳ vọng của riêng mình, sau đó lập kế hoạch để đạt được. Bé cũng sẽ học được trách nhiệm với người khác bằng cách chia sẻ công việc gia đình và các nhiệm vụ khác phù hợp với lứa tuổi. Giúp con trai tạo mối quan hệ tốt với gia đình và bạn bè để con trở thành một người có ý thức, có bản sắc và đạo đức vững vàng.

4. Dạy con tôn trọng phụ nữ

Sự tôn trọng của con trai dành cho mẹ và những người phụ nữ khác sẽ dạy con cách tôn trọng phụ nữ. Con sẽ học được những đức tính như tính kiên nhẫn bằng cách quan sát sự kiên nhẫn ở những người xung quanh. Với tư cách là người mẹ, hãy dạy con cách tôn trọng những người phụ nữ bên cạnh con: bạn bè, người thân

hình ảnh

5. Coi trọng các mối quan hệ

Đừng sợ gần gũi con trai sẽ khiến trẻ trở thành một chàng trai yếu đuối khi trưởng thành. Để bảo vệ con trai, hãy dạy cho con biết có những mối quan hệ thiêng liêng không gì có thể chối bỏ được, nó khác hoàn toàn với mối quan hệ khiến trẻ e sợ, đau buồn. Sự gần gũi và trò chuyện dẫn đến sự thân thiết tự nhiên và lâu dài giữa mẹ và con trai.  Cho phép con trai thể hiện khía cạnh mềm yếu, dễ bị tổn thương trong gia đình. Khi con trai bạn lớn hơn, hãy nhớ giữ cuộc đối thoại cởi mở ngay cả khi bạn không đồng ý với lựa chọn của con. Bằng cách dạy con trai tích cực vươn lên, nuôi dưỡng cảm xúc của con, dạy con quan tâm đến người khác, cung cấp cho con những hình mẫu tích cực và ở gần con khi con lớn lên, bạn có thể cung cấp cho con những gì con cần để trở thành một người tự tin, thấu cảm và có thể đối phó được với những nguy hiểm rập rình bên ngoài gia đình, trường học.