Lần đầu làm mẹ, nhiều người đau đầu vì không biết cách để sữa mẹ về nhiều lại đặc thơm dù hiểu rõ sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Cơ chế tạo ra sữa mẹ là gì?

Mẹ có nên cho con bú ngay sau khi sinh?

sữa mẹ

Sữa non trong 48 giờ đầu có đủ dinh dưỡng cho bé sơ sinh 

Mẹ nên cho bé bú hết sữa non càng sớm càng tốt, phản xạ xuống sữa sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy vậy, những ngày sau khi bao tử bé lớn hơn thì nhiều mẹ loay hoay vì sữa không còn dư dả như trước nữa. Các mẹ nên biết rằng điều căn bản trong cách để sữa mẹ về nhiều hơn đó chính là phản xạ xuống sữa.

Phản xạ xuống sữa là gì?

Phản xạ xuống sữa xảy ra khi não bộ người mẹ tiết ra hormone giải phóng sữa oxytocin và các nang sữa co thắt đồng loạt. Khi em bé ngậm vú mẹ là lúc sữa mẹ xuống mạnh nhất. Lúc này, mẹ có thể cảm nhận được đầu ngực mình tê tê như kim chích hoặc không thấy gì khác lạ. Trong nhiều trường hợp, phản xạ xuống sữa xảy ra ngay cả khi em bé chưa bú mẹ. Nhiều bà mẹ chỉ cần nhìn em bé khác bú mẹ, hoặc cảm thấy yêu thương gần gũi với con mình, thì tự dưng sữa cũng ào ạt bắn thành tia. Phản xạ xuống sữa bị chi phối bởi các yếu tố như số lần cho con bú, tâm lý người mẹ, chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe của người mẹ.

11 cách để sữa mẹ về nhiều 

Có nhiều cách gọi sữa mẹ về, đều có chung công thức là kích phản xạ xuống sữa. Các mẹ đang kích sữa hoặc thiếu sữa có thể tham khảo những cách sau đây:

1. Cho con bú ngay sau khi sinh

Ngay sau khi sinh, bầu ngực của mẹ đã có sữa – gọi là sữa non. Sữa non tồn tại khoảng 48 giờ sau sinh và là dòng sữa giàu dưỡng chất nhất mà mẹ có được. Cho con bú ngay sau sinh vừa giúp em bé được tận hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá trong sữa non, vừa kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ, giúp lượng sữa đổ về nhiều nhiều hơn.

2. Cho con bú đúng khớp

bú sữa mẹ

Bé bú đúng khớp thì mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, không khó chịu

Mẹ cần hướng dẫn con ngậm bắt núm vú đúng cách. Các bà mẹ lần đầu sinh con chớ nên e ngại vì con thông minh hơn mẹ nghĩ rất nhiều, ăn uống chính là bản năng sinh tồn của con người. Hoạt động ngậm mút vú mẹ của em bé sẽ kích hoạt não bộ sản xuất ra rất nhiều hormone oxytocin,là một trong nhữngcách làm sữa mẹ xuống nhiềubởi nó mang đến sự thoải mái cho cả mẹ và con. Ngậm bắt núm vú sai cách có thể làm mẹ cảm thấy đau đớn và ảnh hưởng đến phản xạ xuống sữa.Để dạy bé ngậm bắt núm vú, mẹ để đầu vú chạm môi trên của bé. Khi đó, theo phản xạ tự nhiên bé sẽ há miệng và tìm cách để ngậm núm vú. Khi bé đến tuổi mọc răng, cách ngậm bắt này sẽ làm hạn chế tình trạng bé cắn ti mẹ.

3. Tích cực cho con bú

Thông thường sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều. Chính vì vậy mẹ cứ thoải mái cho con bú theo nhu cầu mà không cần phải tuân theo bất kỳ thời gian biểu được đặt ra.

4. Uống thật nhiều nước ấm

Một bà mẹ sau sinh cần đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, lượng nước này sẽ đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Quan trọng hơn, nước là thành phần chính của sữa, mẹ cần uống đủ nước để cân bằng với lượng sữa tiết ra. Nếu mẹ uống ít nước đi đồng nghĩa với việc lượng sữa tiết ra cũng ít đi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến mẹ ít sữa dần. Chính vì vậy, mẹ hãy uống nước đủ mỗi ngày để đảm bảo sữa về nhiều cho con nhé

5. Uống một cốc sữa nóng trước khi cho con bú

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, sản phụ nhất định phải được ăn uống đủ chất. Ngoài ra, mẹ uống một cốc sữa nóng (có thể là sữa tươi, sữa đặc có đường, sữa đậu nành…) trước khi con con bú có tác dụng đáng kể đến phản xạ tiết sữa. Bác sĩ khuyên mẹ nên uống sữa trước khi cho con bú 20 phút. Sau đó khi bé ngậm vú mẹ, sữa sẽ xuống rất nhanh, thậm chí còn đều và đặc thơm hơn.

6. Mát xa nhẹ nhàng bầu ngực

bé bú sữa mẹ

Chườm nóng, uống nước ấm, mát xa ngực trước khi cho con bú cũng giúp xuống sữa nhanh

Trong lúc cho con bú, nên dành thời gian cho bé nghỉ ngơi, vỗ ợ hơi để tránh nôn trớ. Cùng lúc đó, dùng bàn tay mát xa nhẹ nhàng bầu ngực sẽ giúp sữa xuống nhiều hơn.Với những trường hợp bịtắc tia sữa, nên tích cực mát xa kết hợp chườm nóng để làm giảm tình trạng ùn ứ, căng tức bầu ngực.

7. Tích cực kích sữa

Ngoài việc cho con bú, việc kích sữa bằng máy đều đặn, đủ số lần từ 8-10 lần/ngày sẽ giúp sữa về đều đặn hơn nếu bạn thực hiện đúng và liên tục trong một tháng. Điều căn bản là cứ 2 tiếng đồng hồ hút sữa một lần. Nếu bé chỉ bú một bên ngực là no thì mẹ nên hút cạn bên còn lại để dự trữ. Nếu bé bú cả 2 bên thì nên hút sữa thêm ở bên bé bú ít hơn. Đặc biệt, sau 6 tháng nghỉ thai sản, mẹ có thể áp dụng thêm cách gọi sữa nhiều hơn để dự trữ cho con. Đó là ngoài các cữ bú hoặc hút sữa thông thường, mỗi ngày nên dành 1 giờ đồng hồ kích thêm sữa dự phòng theo 2 cách:

- Hút 10 phút- Nghỉ 10 phút (lặp lại 3 lần)

- Hút 20 phút - Nghỉ 20 phút - Hút 20 phút

8. Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định

Khi cho con bú, nếu được ngồi ở tư thế thoải mái với tâm trạng vui vẻ, sữa mẹ sẽ xuống rất nhanh do tăng tiết hormone hạnh phúc oxytocin. Ngược lại nếu mẹ bị mất ngủ hay stress kéo dài, vùng dưới đồi của não và tuyến yên sẽ bị ức chế, làm oxytocin giảm xuống và sự xuống sữa cũng giảm đi đáng kể.

9. Sử dụng các sản phẩm lợi sữa

Trong nhiều trường hợp, lượng sữa mẹ chưa đủ như mong muốn, mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm lợi sữa như trà, cốm, thuốc...để kích thích cơ chế chuyển hóa, tăng tiết hormone prolactin và oxytocin để tăng lượng sữa mẹ.

10. Gần gũi, vui đùa với con trước khi cho con bú

Cơ thể người phụ nữ được thiết kế phù hợp với thiên chức làm mẹ đến nỗi chỉ cần nhìn thấy con cười đùa, khóc mếu, thậm chí nghe tiếng con qua điện thoại, nhìn thấy quần áo của con là bầu ngực đã có phản ứng xuống sữa. Vì vậy trước khi cho con bú, mẹ hãy dành một chút thời gian gần gũi với con yêu của mình. Nhiều mẹ còn có một mẹo hay để sữa mẹ về nhiều là mẹ nên xem phim hài, hài kịch khi cho con bú hoặc khi kích sữa.

11. Chế độ dinh dưỡng

Để có đủ sữa cho con, mẹ cũng cần chế độ ăn hợp lý. Nhiều bà mẹ đã nhầm lẫn khi chỉ ăn cơm và thịt kho khô, không dám ăn canh, cháo. Thực tế, về nguyên tắc, bà đẻ cần có chế độ ăn nhiều nước, bao gồm việc uống nhiều nước, ăn thêm cháo, kể cả cháo hải sản như tôm, cua, ngao, ghẹ...

Với các mẹ có nhiều thời gian, có người phụ giúp nấu nướng, trông coi em bé thì có thể làm các bước như sau khi chuẩn bị cho bé bú:

- Lau sạch bầu ngực bằng khăn ấm, uống thêm một cốc nước hoặc bát canh ấm

- Massage nhẹ nhàng bầu ngực, đặc biệt là dùng ngón tay vuốt nhẹ theo các tuyến sữa từ trên xuống. Dân gian có mẹo dùng lược "chải" ngực để sữa xuống nhiều xuất phát từ lý do này.

- Cho bé bú ít nhất là sạch sữa ở một bên ngực để có thể nhận được sữa đầu, sữa giữa và sữa cuối - chứa nhiều chất béo nhất, rồi hãy đổi bên. Lý do là nhiều mẹ cho con bú 2 bên đều là sữa đầu nên bé hấp thu không được bao nhiêu, trong khi sữa cuối vẫn còn đọng lại trong ngực mẹ.

- Bé bú sữa mẹ no sẽ tự động nhả ngực mẹ ra. Lúc này mẹ nên hút sữa thêm 10 phút ở hai bên ngực, sữa này có thể bỏ ngăn đông dự trữ cho bé


Xem bài gốc tại:

https://www.nhs.uk/start4life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/expressing-your-breast-milk/expressing-with-a-pump/

https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-increase-milk-supply-when-pumping

Xem thêm bài viết liên quan:

Thời điểm bổ sung Omega 3 cho bà bầu tốt nhất

Tầm quan trọng của magnesium đối với mẹ bầu và thai nhi trong cả thai kỳ

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng