Bài này mình mới cóp trên nét... :Smiling:


http://3vua.com/blog/read/y-nghia/368-day-con-su-dung-tien


===


Ngồi uống cafe hàn huyên với ông bạn thời cấp hai, mà mình vẫn hay gọi là "ông bạn già" của mình. Tự nhiên ông ấy hỏi "mày có thấy điểm lạ về cách dạy con của người Việt mình không ?".


Tôi ú ớ không biết trả lời thế nào đành nói, ô cái ông này hay nhỉ hôm nay tự nhiên lại suy tư về vấn đề này nữa chứ, bộ muốn cưới vợ rồi hả? Ồ không, tao còn lâu. Tao chỉ thấy lạ là toàn thấy người ta dạy con kiếm tiền chứ không thấy dạy con cách sử dụng tiền. Bằng chứng là toàn thấy bố mẹ đầu tư cho con của họ học này, hoc kia để mai mốt trở thành ông này bà nọ không à, chứ không có chỉ nó là phải làm sao để sống tốt với số tiền nó đang có, mày thấy đa phần tiêu sài của sinh viên bây giờ thế nào? Thế nào là thế nào, bình thường. Bình thường cái đầu mày, mỗ tháng bố mẹ nó gửi lên cho mấy triêu, có xe máy, có dế xịn, có laptop mà cứ gặp thằng nào là thằng đó than khó than khổ, than không có tiền đóng tiền học, than mới đi cầm này cầm nọ, than ...vv . Qua câu chuyện nhỏ với ông bạn mình cũng cảm thấy lạ, vậy thế nào là đúng cách mình cũng đang học, các bạn cùng tham khảo luôn cho vui.


Sử dụng tiền đúng cách


Đến 90% những bạn được hỏi bảo rằng "không"!


Các bạn ấy đều có chung suy nghĩ rằng mình còn đi học, được ba mẹ chu cấp, một số người còn có việc làm thêm, cuộc sống thì chẳng có gì phải lo lắng, vậy hà cớ gì phải "tiết kiệm"? Chỉ có những người đi làm, bận bịu lo toan cho gia đình mới phải tiết kiệm.


Bạn ơi, suy nghĩ như thế là sai đấy. Bạn trẻ thờinay đều là những người năng động, độc lập, vậy thì bạn phải nghĩ đếnđiều ấy. Bởi vì, nếu bạn nhìn lại một cách nghiêm túc về những khoảntiền mình đã sử dụng, bạn sẽ hốt hoảng đấy.


Bạn N (lớp 11- trường VTS) cho biết: "Mình không có thói quen chơi game hay mua sắm gì cả, nhưng lại ghiền truyện, ngày nào cũng đọc từ 5-7 cuốn, thuê với giá 1k/ngày". Khi được hỏi có cảm thấy như thế là phí, thì N trả lời "Mình thấy chẳng sao cả, mình thích đọc truyện, với lại tiền ba mẹ cho dư dả cho việc đó".


Có lẽ, với chúng ta, 5 hay 10 ngàn đồng chẳng đáng là bao so với số tiền 50-100k/tuần bố mẹ cho. Nhưng hãy làm một phép tính nho nhỏ, thay vì bạn đọc 10 cuốn một ngày, giảm còn 2, thì số tiền bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu? Vâng, 240k đấy.Số tiền ấy một bạn sinh viên nghèo có thể ăn cả tháng, bằng 2 tháng học phí cho một môn học ngoài giờ, bằng vốn của những bà buôn gánh bán bưng...Còn chúng ta,những người chưa hề làm gì để có 240k ấy lại phung phí chúng!


Tớ không lên án việc vui chơi giải trí hay bất cứ hoạt động nào cần sử dụng tiền. Tớ chỉ muốn nói rằng "Hãy sử dụng tiền đúng cách". Sử dụng đúng cách tức là bạn chi tiêu hợp lý, đúng mục đích, mang lại lợi ích cho bản thân và, có khoản dư.


Nếu bạn có suy nghĩ rằng chẳng cần dư làm gì thì hãy nghe bạn S (sinh viên Bách khoa năm 2) nói nhé: "Trung bình một tháng mình có khoảng 1,5 triệu từ tiền ba mẹ gửi và tiền làm thêm. Lúc đầu,xa nhà, cứ sống và tiêu xài cho thoải mái, vì chẳng ai nhắc nhở gì cả.Một lần nọ, lỡ uống quá chén với bạn bè, đi xe về đụng phải một bác lớn tuổi. Chi phí đền bù bao gồm sửa xe và thuốc đến 1 triệu đồng. Mình gần như phát hoảng vì không thể xin gia đình được, lỗi là do mình, ba mẹ mình dưới quê cũng nghèo lắm. Gom góp số tiền còn lại, chạy khắp nơivay mượn, cuối cùng cũng đủ 1 triệu. Sau lần ấy, mình chẳng bao giờuống say cả, làm thêm tháng nào cũng để ra 200k gửi vào thẻ ATM. Để khi về thăm nhà mình dư dả mua quà cho ba mẹ và lũ em chứ"...


Bạn thấy đấy, cụôc sống chẳng ai biết được những chuyện bất ngờ đến như thế. Vậy thì hãy sử dụng tiền đúng cách và tiết kiệm ngay hôm nay. Các bước thực hiện rất đơn giản:


1/ Lấy một tờ giấy và cây viết.


2/ Lịêt kê tổng số tiền bạn có trong tháng.


3/ Liệt kê và tính toán tất cả những chi phí bạn sử dụng.


4/ Đánh giá xem những khoản nào là đúng, và khoản nào là phung phí.


5/ Đặt mục tiêu "khoản dư" cho mình.


6/ Quyết tâm thực hiện cho bằng được!


Mách nhỏ: "Khoản dư" nên được để ra vào đầu tháng, khi bạn có nhiều tiền nhất, chứ không phải là số trừ sau khi bạn chi trả tất tần tật mọi thứ nhé. Nếu không, bạn sẽ dễ mắc bịnh "từ từ để dành lại" đấy!