1. Uống nước có ga thường xuyên

Lý do là bởi lượng đường trong nước có ga sẽ kích thích cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn nhiều hơn. Do đó, nếu muốn ngăn chặn tình trạng béo bụng đang tấn công thì bạn hãy hạn chế tối đa nước có ga và thay bằng nước lọc, trà xanh, nước dừa, nước trái cây... sẽ là lựa chọn tốt nhất cho vóc dáng.

2. Ngồi nhiều

Ngồi nhiều là tình trạng hầu như bạn trẻ nào cũng gặp phải hiện nay. Do tính chất công việc, học hành nên rất khó khắc phục thói quen này. Từ đó tình trạng béo bụng là điều không tránh khỏi. Do đó, ngoài việc hạn chế ngồi nhiều thì khi ngồi bạn cũng nên lưu ý ngồi thẳng lưng, thẳng bụng sẽ giúp hạn chế mỡ tích tụ phần bụng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua tập luyện thể dục.hình ảnh

3. Ăn tối quá muộn

Ăn tối quá muộn và đi ngủ ngay không chỉ gây béo bụng mà còn khiến mỡ thừa tích tụ ở nhiều vùng trên cơ thể. Bởi khi bạn ăn quá muộn, cơ thể không đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa dinh dưỡng. Lúc này lượng calories và chất béo vừa nạp vào không được phân giải hết nên tích tụ lại dần trong cơ thể.

Giải pháp tốt nhất là bạn nên ăn ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ.

4. Kiêng ăn protein

Protein có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu và làm giảm nồng độ insulin trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, nếu ăn chế độ thiếu protein, bạn sẽ nhanh đói và nạp thêm đồ ăn vặt liên tục. Chính điều này sẽ khiến mỡ tích tụ vùng bụng ngày càng nhiều.

5. Thiếu ngủ

Đến nay vẫn còn nhiều người nghĩ rằng, ngủ ít sẽ giúp cơ thể ốm hơn, ngược lại ngủ nhiều sẽ tăng cân và mập hơn. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp không đúng như vậy, bởi thiếu ngủ có thể khiến lượng mỡ dư thừa tích trữ nhiều hơn trong cơ thể. Khi bạn ngủ không đủ giấc thì hormone cortisol tăng lên, từ đó kích thích bạn thèm ăn, đặc biệt là thức ăn ngọt nhiều đường và nhiều calories.

6. Ăn ít những vẫn tăng cân do căng thẳng-stress

heo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale năm 2000, căng thẳng làm tăng lượng cortisol – được gọi là hormone căng thẳng trong cơ thể, dẫn đến tăng cân ở vùng bụng, gây ra các chứng bệnh cho cơ thể như tim mạch, tiểu đường…

7. Ăn sáng quá muộn

Việc ăn sáng quá muộn sẽ làm giờ giấc ăn uống trong các bữa ăn của bạn thay đổi.Cụ thể sẽ làm nguy cơ tăng cân nhanh do ăn tối quá trễ, vì vào bữa tối cơ thể ít hoạt động nên mọi năng lượng dung nạp vào sẽ chuyển sang trạng thái dự trữ, gây béo phì.