Cái này mình sưu tầm, thấy hay và hữu ích, post lên để mọi người cùng xem vì thấy trong đây có nhiều chị hay sử dụng kem trộn wa, rất gây nguy hại cho da. Ai đi ngang wa cho thêm lời khuyên để điều trị da được hiệu quả hơn nha.


Hậu quả của kem trộn:


Trong kem trộn có chứa nhiều thành phần Becozyn, vitamin E, aspirin PH8... và đặc biệt là chất Corticoid.


Corticoid có tác dụng ban đầu là làm giảm viêm khiến mụn không bị sưng, tác dụng giữ nước cho cảm giác da được căng mịn, cộng với thành phần alcool (cồn) hay thủy ngân làm da trắng ra. Vì vậy, kem trộn này rất được ưa chuộng vì xài 1 thời gian ngắn sẽ thấy da mịn màng, trắng hơn.


Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, da mặt sẽ bắt đầu xuất hiện những vết nám bởi chất alcool gây lốc da, dễ nhiễm ánh sáng mặt trời, bị dị ứng với các biểu hiện như nổi đỏ, ngứa mặt. Thậm chí, một số trường hợp mặt bị phù.


Nếu tiếp tục dùng thì sẽ dẫn đến da bị teo, dãn mao mạch, đỏ da, rạn nứt da, nhạy cảm ánh sáng; gây nên mụn trứng cá mủ, rối loạn sắc tố xen lẫn với các vùng da tăng sắc tố cùng tồn tại.


Thêm nữa là tình trạng lệ thuộc corticoid, tức làn da rất khó thích nghi với bất cứ sản phẩm nào sau đó, da dễ nhạy cảm hơn với các biểu hiện: cảm giác châm chích ngứa thường xuyên xảy ra.


Cách điều trị:


Bình thường việc điều trị một làn da bị nổi mụn đã là khó, do đó khi làn da đã bị kem trộn hủy lọai và gây nghiện như vậy việc chữa trị càng khó khăn hơn. Để giúp cho da đỡ bị xuống cấp trầm trọng và hồi phục dần về bình thường, người bệnh cần có sự tư vấn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa và sự hợp tác của chính bệnh nhân. Như vậy chúng ta nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để làn da có thể được điều trị đúng cách nhất.


Mặt khác, tùy mức độ nặng nhẹ của tình trạng lệ thuộc, thời gian sử dụng và các biến chứng xảy ra, chúng ta sẽ có những biện pháp can thiệp trị liệu khác nhau.


1. Do độ nghiện thuốc, bước đầu ta hạn chế việc thoa kem chứ không dứt liền. Kem bôi được giảm dần thời lượng bôi từ mỗi ngày → chuyển sang cách ngày → chuyển sang cách tuần hai lần→ cuối cùng là chỉ bôi cuối mỗi tuần trước khi ngưng bôi hẳn.


Thời gian cho mỗi đợt giảm số lần bôi là khoảng 1-2 tuần tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị. Bởi vì nếu ngưng bôi đột ngột thì sẽ có hiện tượng “dội ngược” tức là da trở nên xấu hơn, nổi nhiều mụn hơn, ngứa, khô, rất khó chịu…


Trường hợp nặng, việc cai nghiện bằng cách thoa thuốc gặp khó khăn, có thể áp dụng đổi qua bằng đường uống, để giảm thiều tối đa các biến chứng có thể xảy ra tiếp theo và can thiệp điều trị tại chỗ một cách hiệu quả nhất.


2. Xen kẽ với những ngày hoặc những cữ trong ngày không bôi kem là dùng thuốc bôi điều trị thích hợp theo tình trạng da.


3. Chăm sóc da nhạy cảm đúng cách. Tùy mức độ thương tổn, sử dụng thêm kem chống nắng tích cực để phòng ngừa các biến chứng khác có thể xảy ra…


4. Giải quyết các dấu hiệu gây khó chịu trên da một cách kịp thời (có thể bằng thuốc uống hoặc các phương pháp khác).


5. Hạn chế tối đa việc dùng các sản phẩm bôi/rửa/trang điểm mà không có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.


6. Quá trình hồi phục da chỉ có thể xảy ra sau một thời gian dài. Do đó chúng ta cần kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ theo chế độ điều trị