Giai đoạn ăn dặm được xem là khoảng thời gian thú vị và đầy thử thách đối với mẹ. Trong giai đoạn này chỉ cần mẹ “uốn nắn”, luyện được cho bé một nết ăn tốt sẽ giúp con ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn.

Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ có thêm thật nhiều những kiến thức về chế độ ăn dặm của bé. Chỉ cần mẹ làm theo chắc hẳn bé yêu nhà mình sẽ ăn dặm ngon lành, dễ dàng và hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh.

Chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm như thế nào?

hình ảnh

 Trẻ trong độ tuổi ăn dặm cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: Vitamin và khoáng chất, bột đường, đạm, chất béo.

  • Vitamin và khoáng chất:

Các loại rau củ, trái cây không những dồi dào vitamin, muối khoáng mà còn cung cấp chất xơ cần thiết cho bé. Mẹ hãy bổ sung rau củ vào các bữa ăn dặm và cho bé ăn trái cây vào những bữa ăn phụ.

Khoai lang, bí ngô, quả bơ, chuối, táo… là những thực phẩm phù hợp và được bé yêu thích trong thời kỳ này. Mẹ có thể nghiền nhuyễn từng loại cho bé ăn trực tiếp hoặc nấu thành nhiều món ngon như súp bí ngô thịt gà, súp khoai lang thịt bò…

  •  Chất đường bột:

Chất bột đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, hỗ trợ não bộ, hệ thống thần kinh phát triển hoàn thiện, cũng như cung cấp chất xơ cần thiết cho bé trong những năm tháng đầu đởi.

Một số thực phẩm có chất đường bột tốt như: ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, khoai môn, bắp, cà rốt, gạo lứt, trái cây...

hình ảnh
  • Chất đạm:

Chất đạm (protein) là thành phần của các mô cấu tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng, phát triển não bộ và thể chất ở trẻ. Nếu thiếu đạm, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, giảm sức đề kháng…

Đạm có trong rất nhiều loại thực phẩm và bao gồm 2 loại: Đạm động vật (Thịt, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa…); Đạm thực vật (Đậu, vừng, lạc, ngũ cốc…).

  • Chất béo

Mẹ biết không, chất béo đóng vai trò rất quan trọng, chiếm 60% chất cấu thành não của trẻ trong 3 năm đầu đời. Ngoài ra, chất béo còn hỗ trợ hấp thu tối đa các vitamin và chất dinh dưỡng.

Mẹ nên bổ sung chất béo sau vào thức ăn dặm của bé: Chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu gạo… hay chất béo tốt có nguồn gốc từ động vật như cá hồi, thu, chép, lươn…

Bí quyết cho trẻ ăn dặm đúng cách:

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé, mẹ còn phải chú ý nhiều đến cách cho bé ăn. Sau đây là những quy tắc quan trọng giúp mẹ nuôi con trong thời kỳ ăn dặm dễ dàng hơn.

Tất tần tật kinh nghiệm cho bé ăn dặm

  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu.
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, không cố ép bé ăn một lần cho hết.
  • Mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để con được ăn đa dạng, dồi dào dưỡng chất. Và nên chọn những loại thức ăn bé thích để khuyến khích bé ăn nhiều và ăn đủ bữa.
  • Không ăn sát giờ đi ngủ: Ăn sát giờ ngủ rất hại cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn bữa tối trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
  • Hạn chế gia vị, đặc biệt là đường và muối: Thực phẩm có quá nhiều đường sẽ dễ làm hỏng răng, tăng cân, béo phì... Ngoài ra, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối chỉ khoảng 1g. Lượng muối này, hoàn toàn đã được đáp ứng đầy đủ trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày, vì thế mẹ không cần nêm thêm muối vào bữa ăn dặm của con.
  • Khi bé bước qua giai đoạn đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thêm cả phần cái để bé nhận được đủ các chất dinh dưỡng, vì nước hầm xương, nước luộc rau củ... rất ít chất bổ.

Chọn thực phẩm sạch và an toàn, có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, có thương hiệu uy tín...