Chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển về cả thể chất lẫn trí não. Nhưng liệu các bậc phụ huynh đã biết cách bổ sung đạm đúng chuẩn theo từng độ tuổi của bé?

Tầm quan trọng của việc bổ sung đạm đúng cách cho bé

Cơ thể trẻ nhỏ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển toàn diện và lớn lên đúng chuẩn, đúng giai đoạn. Nằm trong số những khoáng chất cần thiết đó, đạm giữ nhiều vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ như:

  • Cung cấp năng lượng cho bé hoạt động mỗi ngày
  • Tăng chiều cao, cân nặng cho trẻ: Đạm là dưỡng chất quan trọng giúp hình thành cơ bắp, hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao, cân nặng đạt chuẩn theo từng độ tuổi.
  • Tăng miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh hơn: Đạm hỗ trợ duy trì miễn dịch, tạo ra các kháng thể bảo vệ bé khỏi những nguy cơ bị các tác nhân bất lợi tấn công gây bệnh.
  • Vận chuyển chất dinh dưỡng: Đạm còn tham gia vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa tim mạch, vận chuyển oxy, vitamin đến các cơ quan trên cơ thể, hỗ trợ giãn cơ và hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.
  • Kích thích sự thèm ăn để trẻ dễ dàng tiếp nhận những chế độ dinh dưỡng khác nhau.

hình ảnh

Việc bổ sung đạm rất quan trọng đối với trẻ nhỏ ở độ tuổi 0 – 6 tuổi vì đây chính là giai đoạn bé phát triển thể chất lẫn trí não nhanh nhất. Nếu thiếu đạm trong chế độ ăn uống hằng ngày hoặc bổ sung đạm sai cách, trẻ có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi
  • Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động
  • Hệ cơ kém phát triển
  • Người xanh xao, hay mệt mỏi
  • Hệ miễn dịch trở nên yếu ớt, hay bệnh vặt

Thứ tự các loại đạm bé ăn dặm được theo từng tháng tuổi

Chú ý đến việc bổ sung đạm cho con là tốt, tuy nhiên, mẹ cần phải bổ sung đạm sao cho đúng cách, chú ý chọn lựa nguồn đạm tự nhiên, tránh đun nấu quá kỹ, nấu với nhiệt độ quá cao, xử lý nhiệt quá nhiều lần để đạm không bị biến tính, đi vào cơ thể giúp bé dễ hấp thu và tiêu hóa hơn. Việc bổ sung đạm cũng cần phải phù hợp với từng giai đoạn, độ tuổi của trẻ. Dưới đây chính là thứ tự các loại đạm bé ăn dặm được theo từng tháng tuối mẹ nên biết:

  •  6-8 tháng: Đây là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt nên mẹ cần chú trọng bổ sung những loại đạm dễ tiêu hóa và an toàn như lòng đỏ trứng, thịt cá trắng, cá hồi, cá ngừ, gà, tôm sông, tôm nước lợ, lươn, cua đồng, bồ câu, đậu phụ (tự làm), lợn, bò.
  • 9 tháng: Ở mốc thời gian 9 tháng, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã dần quen với việc ăn dặm nên ngoài những loại đạm kể trên, mẹ có thể bổ sung thêm cho cá biển nhỏ và tôm biển vào những bữa ăn hằng ngày của con.
  • 10 tháng: Khi bé bước vào giai đoạn 10 tháng tuổi, cua biển, mực, các loại nội tạng sạch (tim, gan) sẽ là nguồn cung cấp chất đạm rất hiệu quả cho cơ thể con.
hình ảnh
  • Sau 1 tuổi: Vào giai đoạn 1 tuổi, hệ tiêu hóa của con đã phát triển gần như hoàn chỉnh nên mẹ cũng không cần giới hạn quá gay gắt các thực phẩm bổ sung đạm cho con nữa. Trẻ 1 tuổi có thể được cung cấp thêm đạm từ những loại thực phẩm cực giàu chất này như hến, nghêu sò, trai, lòng trắng trứng, các loại sữa…

Những lưu ý mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm

  • Bổ sung đạm vừa đủ với nhu cầu và phải thật sự phù hợp với độ tuổi của con
  • Chọn lựa nguồn đạm tự nhiên, tránh xử lý nhiệt quá nhiều lần để đạm dễ hấp thu và đem lại những lợi ích tuyệt vời nhất cho cơ thể của trẻ
  • Mẹ nên cho bé thời gian để tập làm quen và thích nghi với với việc ăn dặm để con thực sự hứng thú
  • Mẹ kông nên ép con ăn khi con không muốn, hãy ngừng ngay khi bé không muốn ăn nữa và có những dấu hiệu như quay mặt đi, nhè thức ăn, bặm môi chặt…

Duy trì ăn dặm cùng với việc cho trẻ uống sữa đều đặn để bé được bổ sung đủ dưỡng chất.