Những người nước ngoài định thành lập công ty ở Việt Nam thì sẽ phải hiểu rõ về những thành phần cấu tạo nên một công ty trong đó không thể thiếu là cơ sở thường trí của công ty. Vậy điều kiện để cổ đông nhận cổ tức là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin đó:


Khái niệm “cơ sở thường trú” chỉ sử dụng trong trường hợp DN nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Luật thuế TNDN số 14/VBHN/QH13, ngày 11/12/2014, tại Điều 2, khoản 3, đã định nghĩa khái quát về “cơ sở thường trú của DN nước ngoài” như sau:

“Điều 2.3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:


a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;


b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;


c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;


d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;


đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.”


Hiệp định tránh thuế hai lần ký giữa VN-SIN (các nước khác cũng tương tự) định nghĩa:

Điều 5. Cơ sở thường trú:


1/ Theo Hiệp định này, thuật ngữ "cơ sở thường trú" có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.


2/ Thuật ngữ "cơ sở thường trú" chủ yếu bao gồm:


a. trụ sở điều hành;


b. chi nhánh;


c. văn phòng;


d. nhà máy;


e. xưởng; và


f. mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác.


3/ Một địa điểm xây dựng, công trình xây dựng hoặc lắp đặt sẽ tạo nên một cơ sở thường trú chỉ khi một địa điểm hay công trình đó kéo dài hơn 6 tháng.


Để biết chính xác và cụ thể hơn:

– Thế nào là “cơ sở thường trú” của DN nước ngoài?

– Trường hợp nào một DN nước ngoài được coi là kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại VN?  

Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 (có hiệu lực từ 6/2/2014 đến nay) về hướng dẫn thi hành Hiệp định tránh thuế hai lần, tại Điều 11 đã qui định chi tiết như sau:  

“Cơ sở thường trú” là gì?


Theo quy định tại Hiệp định, “cơ sở thường trú” là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

Một doanh nghiệp của nước ngoài được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu hội đủ ba điều kiện dưới đây:

a) Duy trì tại Việt Nam một “cơ sở” như một tòa nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,…;

b) Cơ sở này có tính chất cố định, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên;

c) Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này. 


Như vậy bài viết trên đây công ty luật Lawkey đã cung cấp những thông tin về cách xác định cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.