Lúc yêu nhau nói lời ngon ngọt, lấy về sống chung với nhau đằng đẵng hàng chục năm trời, lộ ra tính trăng hoa. Nghĩ trước đây nói lời mật ngọt, anh chỉ yêu mình em, nay “hắn” nói với người khác, mẹ nào trong hoàn cảnh mà không tức giận cho được.

>>> Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2020: Có nhiều lợi ích cho người đi làm, có gia đình

Là phụ nữ, ai cũng có thể rơi vào cảnh phải đối diện với “tiểu tam”, Tuesday… nhưng quan trọng là khi gặp tình huống thực tế mẹ sẽ xử lý như thế nào mới gọi là khôn ngoan nè.

Tin từ trang Đời sống Pháp luật cho hay, bà Trương Ngọc Phần, ngụ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, từng là nạn nhân của ngoại tình. Nghe nói, năm 1995, lúc đó bà được 37 tuổi thì phát hiện chồng mình ngoại tình. Từ lúc nghi ngờ ban đầu, cho đến khi chính xác bà nghe con trai kể lại, bố đã đưa một cô gái xinh đẹp về nhà mình. Hóa ra là lúc bà đi vắng, chồng đã đưa nhân tình về nhà, càng tệ hại khi chồng không tránh né ánh mắt của con trai.

hình ảnhẢnh chụp trang Đời sống Pháp luật. 

Chuyện càng làm bà phẫn nộ hơn khi chuyện ngoại tình bị phanh phui, người đàn ông đấy không những không hối hận mà tỏ ra xấu tính hơn đó là hành hạ, đánh đập vợ con. Ngày ra đi, chồng bà gần như bán hết những thứ có giá trị, chỉ trong 1 đêm, mà cuộc sống của 2 mẹ con rơi xuống bờ vực. Nhận ra được gốc rễ này là do ngoại tình, do “tiểu tam” nên sau đó 10 năm, bà mới thoát khỏi cuộc sống hôn nhân bất hạnh và nghĩ đến chuyện trừng trị “tiểu tam” đã được nung nấu từ lâu trong ý chí của bà.

Nên bà đã lập ra dịch vụ “đánh ghen” thuê, bà đã cùng đồng đội hướng dẫn những người phụ nữ bị chồng lừa dối dùng những chứng cứ theo pháp luật, dùng pháp luật để tranh giành nhiều quyền lợi hơn khi ly hôn.

Không chỉ vậy, bà còn là người lắng nghe tâm sự của những người phụ nữ yếu đuối và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho phái nữ. Khắp nơi trên cả nước, những người phụ nữ đã bị bội bạc, gặp gỡ nhau, đối mặt với khó khăn, cùng nhau góp ý vì cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.

Bà Phần xem việc chống lại “tiểu tam” là mục tiêu lớn nhất trong đời mình. Bà đã dành gần như toàn bộ thời gian để tìm hiểu và xử lý các vụ ngoại tình. Khi tiếng tăm lan rộng, rất nhiều người phụ nữ đã tìm đến sự giúp đỡ của bà. Trong hơn 20 năm qua, bà đã đồng hành cùng 200 ngàn phụ nữ bị chồng phản bội và xử lý 8.000 “tiểu tam”. Có thời điểm, bà đã nhận 167 cuộc gọi một ngày. Mặc dù đối mặt với khối lượng lớn công việc đến mức quá tải, nhưng bà vẫn luôn trả lời nhẹ nhàng với mọi người.

Suốt quãng thời gian làm việc này, bà được mệnh danh là “sát thủ tiểu tam”. Và đặc biệt bà đã trở thành sợi dây cứu mạng, là chỗ dựa tinh thần cho hàng trăm người vợ bị lừa dối.

Những lúc bế tắc trong cuộc sống như thế, gặp phải người như thế này thì quá tốt các mẹ nhỉ?

hình ảnh


Ảnh trái: Bà Trương Ngọc Phần xem việc chống lại "tiểu tam" là mục tiêu lớn trong đời. Ảnh phải: Chồng ngoại tình là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Trương Ngọc Phần. Nguồn: Đời sống Pháp luật. 

Đây là cách “đánh ghen” khôn ngoan, thông minh đó các mẹ.

Chứ cái chuyện kéo cả nhóm đến đánh đập, hành hạ hay làm nhục “tiểu tam” rồi quay clip tung lên mạng xã hội hay hãm hại bằng cách dùng tài khoản facebook để mạo danh, nói xấu… không phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề, càng làm cho mọi thứ lún sâu thêm, mà mẹ có thể bị xử phạt.

Nếu mà ở Việt Nam có dịch vụ này thì hay biết mấy nhỉ, cơ mà đây cũng là một loại mô hình kinh doanh mới mẻ, nên cần người có năng lực chuyên môn lẫn cái tâm để có thể theo đuổi đến cùng công việc.

Có mấy thứ mà chị em phụ nữ có thể tìm hiểu nếu bắt gặp chồng ngoại tình:

Thứ nhất, mẹ cần phải có bằng chứng cụ thể về việc chồng ngoại tình. Tất nhiên cách hiểu chồng ngoại tình theo quy định của pháp luật có vẻ sẽ gắt gao hơn. Nghĩa là người đó phải sống chung với nhau như vợ chồng với “tiểu tam” và 2 người có thể có con chung. Tất cả đều phải có sự chứng kiến của hàng xóm, người thân hay người sống xung quanh họ.

Bằng chứng được công nhận có thể là hình ảnh, đoạn ghi âm, ghi hình, hay các tài liệu, văn bản cụ thể… Ngoài ra, nhiều người có thể chọn cách lập vi bằng là cơ sở có thể sử dụng tại phiên tòa ly hôn.

Thứ hai, đây là bằng chứng để mẹ có thể dẫn ra khi nộp đơn yêu cầu ly hôn.

Có 2 trường hợp ly hôn là đồng thuận hay đơn phương. Trường hợp đồng thuận từ việc ly hôn, chia tài sản cho đến quyền nuôi con thì mọi thứ rất dễ dàng về mặt thời gian, chi phí cho khoản án phí, lệ phí cũng nhẹ hơn. Ngược lại với trường hợp đơn phương ly hôn và có tranh chấp về tài sản lẫn quyền nuôi con sẽ làm kéo dài thêm thời gian và tốn cả tiền bạc cho khoản án phí, lệ phí.

hình ảnh


Ảnh: Bà Trương Ngọc Phần. Nguồn: Đời sống Pháp luật. 

Với trường hợp thông thường, nhiều mẹ sẽ nghĩ khi ly hôn thì mọi thứ chia đôi. Tuy nhiên, pháp luật về hôn nhân hiện hành luôn có điều khoản có lợi để bảo vệ cho chị em phụ nữ, đó là ai có lỗi thì người đó được chia tài sản ít hơn. Và việc chia tài sản này có tính đến các yếu tố công sức đóng góp của mỗi bên. Do vậy, khi ly hôn, nếu có bằng chứng về việc chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn, thì phần tài sản được chia, chị em phụ nữ mình là người được hưởng lợi nhiều hơn.

Thêm nữa, hành vi ngoại tình từ ngày 01/9/2020, sẽ áp mức xử phạt hành chính nặng hơn, phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Nếu đã bị phạt hành chính mà vẫn còn tái phạm, có khả năng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, mức án có thể lên đến 03 năm tù.

Quy định là vậy, song ít có ai biết, hoặc biết nhưng chưa biết cách thực thi và xử lý như thế nào nên dẫn đến số vụ ngoại tình chưa được giải quyết triệt để. Các mẹ có thấy vậy không?

Tổng hợp