Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng cao. Từ đó làm phát sinh ra các loại hình vận tải, trong đó, các tổ chức, cá nhân thường lựa chọn loại hình kinh doanh vận tải hành khách. Pháp luật điều chỉnh các sự kiện pháp lý phát sinh trong việc kinh doanh vận tải hành khách, trong đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách.

Kinh doanh vận tải hành khách là gì?

Không ai trong chúng ta là chưa từng một lần tham gia vào dịch vụ vận tải hành khách, bất kể trong hình thức nào, xe buýt, taxi, xe khách hoặc đi du lịch bằng ô tô theo hợp đồng. Vì vậy mà nhu cầu đi lại, di chuyển bằng các dịch vụ vận tải không bao giờ giảm.

Hiểu theo nghĩa chung nhất, kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải, trong đó có các công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, thực hiện hoạt động lái xe, hay hoạt động quyết định giá cước vận tải để phục vụ việc vận chuyển hành khách nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận cho các chủ thể thực hiện.

Tìm hiểu thêm tại: Luật đường bộ 2021

Phân loại kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô

Theo tuyến cố định

Là loại hình vận tải hành khách phổ biến nhất, đây là hệ thống các xe khách chạy nội tỉnh và liên tỉnh. Những xe ô tô này được đăng ký trước để chạy theo một lộ trình cố định, điểm xuất phát và điểm kết thúc tại bến xe khách. Ví dụ: Xe khách Hà Nội - Lào Cai,...

Xe buýt chạy theo tuyến cố định

Đây là loại hình vận tải có sử dụng xe ô tô có sức chứa hơn chín chỗ ngồi được phân định rõ các tuyến chạy xe, các điểm dừng, đón, trả khách.

Các tuyến xe buýt cố định này sẽ được khai thác ở các thành phố lớn nhà Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Vận tải bằng xe taxi

Loại hình vận tải này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, là loại hình vận tải có sử dụng xe ô tô với sức chứa nhỏ, thường chỉ từ bốn đến bảy chỗ ngồi, loại hình này vận chuyển hành khách theo yêu cầu và tính giá cước theo phương thức riêng.

Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có thể mua xe taxi về và tuyển lái xe hoặc các cá nhân có sở hữu xe riêng sẽ hợp tác với các công ty vận tải.

Vận tải theo hợp đồng

Là loại hình vận tải có sử dụng xe ô tô có sức chứa nhất định, thực hiện việc vận chuyển hành khách thông qua các hợp đồng bằng văn bản có thoả thuận về điểm đến, điểm đón, giá dịch vụ,...

Vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

Là loại hình vận tải có sử dụng xe ô tô có sức chứa nhất định, thực hiện việc vận chuyển hành khách thông qua các hợp đồng bằng văn bản có thoả thuận về điểm đến, điểm đón, giá dịch vụ,... như loại hình vận tải theo hợp đồng, tuy nhiên nó được gắn liền với các chương trình du lịch, ấn định rõ về hành trình trong một khoảng thời gian nhất định.

Xem thêm: ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách

Căn cứ pháp lý: Điều 69 Luật giao thông đường bộ năm 2008

Quyền của người kinh doanh vận tải hành khách

Thứ nhất, người kinh doanh vận tải hành khách có quyền thu cước, phí vận tải bởi bên người kinh doanh là bên cung cấp dịch vụ, còn hành khách là người được hưởng dịch vụ, vì vậy mà hành khách phải trả các khoản phí về dịch vụ mà bên kinh doanh vận tải cung cấp.

Thứ hai, người kinh doanh vận tải có quyền từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển đối với những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng mà có những hành vi như sau:

  • Gây rối trật tự công cộng
  • Gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải
  • Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác
  • Hành khách có hành vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách 

  • Người kinh doanh vận tải hành khách phải thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
  • Người kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;
  • Người kinh doanh vận tải hành khách có trách nhiệm giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách
  • Người kinh doanh vận tải hành khách phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
  • Người kinh doanh vận tải hành khách phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật Giao thông vận tải.

Trên đây là toàn bộ nội dung về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách. Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào dịch vụ vận tải thì cần phải nắm vững những quy định này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Nội dung khác: vạch kẻ đường dành cho người đi bộ