Đúng là lo công tác phòng chống dịch đã mệt rồi, nay còn lo thêm nạn tin giả, lừa đảo nữa chứ.

>>> Thêm hình thức lừa đảo mới: Giả mạo nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp mã OTP

Tình hình dịch bệnh vẫn cứ còn kéo dài, tâm thế của chúng ta bây giờ là phải bình tĩnh, tuân theo chỉ dẫn của Bộ Y tế để đẩy lùi dịch bệnh đi xa. Không vì thế mà chúng ta trở nên hoang mang, sợ hãi. Vì điều đấy càng làm cho mình dễ bị bọn lừa đảo thừa cơ hội “rút túi” của mình.

hình ảnh


Ảnh: Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm được 100 triệu liều vaccine trước Tết Nguyên đán, nhưng cho đến nay mới chỉ tiêm được cho 40 triệu dân. Nguồn: Reuters.

Trang Zing News vừa rồi mới đưa tin, Trung Quốc vừa rồi bắt được tên trùm lừa đảo về tội làm giả vắc xin ngừa nCoV, có tên là Kong. Được biết tên này là 1 trong số 70 người bị bắt ở Trung Quốc với cùng tội danh. Các vụ đã bị bắt liên quan đến hơn 20 vụ gian lận mua bán vắc xin giả trên khắp cả nước. Dù hầu hết đường dây làm giả này bị triệt phá vào cuối năm ngoái, nhưng chi tiết về các vụ việc này mới được công bố.

Tòa án đưa vụ việc của Kong ra xét xử, nghe nói từ việc làm giả vắc xin, Kong và đồng bọn đã thu về 18 triệu Nhân dân tệ, tương đương hơn 64 tỷ Việt Nam Đồng.

Tại Tòa, Kong khai đã dùng dung dịch nước muối hoặc nước khoáng để làm giả vắc xin ngừa nCoV từ tháng 8/2020. Rồi Kong nghiên cứu thiết kế bao bì của vắc xin thật sự trước khi tự pha chế hơn 58.000 liều vắc xin giả.

Đáng lo nhất, một lô vắc xin giả đã được xuất khẩu lậu ra nước ngoài, nhưng cơ quan chức năng ở Trung Quốc vẫn chưa tìm ra được lô này được gửi đến đâu. Trước đó, một lô vắc xin giả gồm 600 liều đã gửi đi đến Hong Kong vào tháng 11/2020.

Bọn này quảng cáo rằng vắc xin ngừa nCoV được mua thông qua “kênh nội bộ” của các nhà sản xuất chính hãng.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Gia Lai và Pixabay. 

Các vụ làm giả trước đó bị phanh phui, các vắc xin giả đều được bán với giá cao hơn so với bệnh viện. Giới chức Trung Quốc đã kêu gọi các cơ quan ở khu vực hợp tác với cảnh sát để ngăn nạn mua bán vắc xin giả tràn lan. Họ kỳ vọng sẽ tiêm được 100 triệu liều vắc xin trước Tết Nguyên Đán, nhưng đến nay, con số này chỉ mới đạt được 40 triệu dân.

Tội lừa đảo với quy mô lớn như thế này, ở Việt Nam chỉ có chịu án phạt cao nhất là chung thân mới “tương xứng” với hành vi phạm tội đã gây ra. Rồi chưa kể phải nộp thêm tiền phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thế mới nói giữa thời buổi mà mọi người đều hết sức lo lắng về độ lây lan của dịch bệnh, còn phải tỉnh táo trước những lời quảng cáo mua bán vắc xin nữa.

Theo dõi báo đài mẹ cũng biết, dự kiến trong tháng 2/2021 này, vắc xin ngừa nCoV sẽ về Việt Nam. Và người được ưu tiên tiêm trước, chắc chắn là đội ngũ tuyến đầu chống dịch. Chi phí để trả cho việc nhập vắc xin này là từ nguồn ngân sách nhà nước.

Khi mà lượng vắc xin đã có đủ nhiều, sẽ trích nguồn từ ngân sách nhà nước và cả nguồn từ xã hội hóa, chúng ta hay gọi là tiêm vắc xin dịch vụ.

Để phòng tránh lừa đảo, mẹ nên theo dõi các kênh truyền thống chính thống, để biết được tình hình vắc xin về Việt Nam. Đồng thời, lựa chọn các điểm uy tín, là bệnh viện, trung tâm y tế hoặc các cơ sở tiêm chủng đã được chứng nhận để thực hiện tiêm vắc xin, phòng ngừa dịch bệnh.