Xem vụ này mà vẫn không thể tin nổi vào mắt mình luôn đó các mẹ. Tại sao thời nay lại có những người chấp nhận số phận, để bị hành hạ đến gần chết như thế, liệu có còn uẩn khúc nào đằng sau?

>>> Xót xa hoàn cảnh bé trai 15t bị nữ chủ quán Bắc Ninh hành hạ: Mồ côi mẹ sớm, bươn chải kiếm ăn

Nguồn tin từ trang Sao Star cho biết, hàng xóm kể lại, quán bánh xèo miền Trung này đã được bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1986., quê ở tỉnh Quảng Ngãi, mở được 5 năm rồi.

Tìm về quán bánh xèo Miền Trung ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong cách Khu công nghiệp Yên Phong không xa. Quán bánh xèo trên toạ lạc ngay gần ngã tư đường hằng ngày đông đúc người dân qua lại mua bán. Vợ chồng chủ quán không có nhà, còn cửa hàng trong tình trạng cửa đóng then cài. 

Khi nghe tin chủ quán nghi bạo hành nhân viên, nhiều người bàn tán xôn xao. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi đánh đập người khác của nữ chủ quán này.

"Từ ngày về đây làm ăn, vợ chồng chị T. ít giao tiếp với hàng xóm. Tuy tôi chưa giao tiếp với chị này, nhưng nghe nhiều người kể, chị T. là người từng nhiều lần đánh cãi chửi nhau với người bán hàng ngoài chợ", bà X. (hàng xóm) kể. 

hình ảnh


Ảnh chụp trang Sao Star. 

Chưa kể, bà này thường xuyên chửi mắng nhân viên của mình. Làm ở đây, không người nào trụ nổi quá 1 tháng, nhiều người đến đây thử việc, nhưng cũng chỉ được vài ngày là bỏ đi.

Duy chỉ có 2 nam nhân viên là em Trương Quang D., sinh năm 2005 và Võ Văn Đ., sinh năm 1999. là người trụ lâu nhất ở quán bánh xèo của bà Tuyết.

Thời gian làm việc, các em thường xuyên bị đánh đập đến bầm tím khắp cả người, thậm chí còn có nhiều vết chém trên tay, lưng kèm theo vết thương, răng bị gãy mẻ. Đánh đập đã đành, các em còn bị bỏ đói và phải ăn thức ăn thừa của khách để ở khu vực bể nước ngoài trời.

Một người hàng xóm cho hay, có lần khoảng 12 giờ đêm, Đ. bị bà Tuyết đánh. Đ. phải chạy ra ngoài bắt xe ôm bỏ trốn. Sau đó, vài ngày sau, lại thấy Đ. quay về làm việc và phục vụ khách bình thường.

hình ảnh


Ảnh: Nhiều người dân bàn tán xôn xao. Nguồn: Sao Star. 

Người dân nghi vấn, cả chủ quán lẫn nhân viên đều là người Quảng Ngãi, ai cũng không thể trụ nổi ở đây lâu, duy chỉ có 2 nhân viên này, chắc họ phải có mối quan hệ họ hàng, thân thích gì mới làm được lâu dài như thế?!

Lúc bị bắt, bà Tuyết đưa ra lý do vì các em ăn vụng, lại trộm tiền nên phải mới “ra tay”. Người chứng kiến không khỏi bức xúc vì cách hành hạ nhân viên, nếu họ sai thì có thể đuổi việc hoặc còn nhiều cách xử lý, sao lại đánh đập và bạo hành như thế.

Họ không thể tin được rằng, trong suốt thời gian ở đây giúp việc, nhân viên không được phép liên lạc với gia đình, cuộc sống như ngục tù, đày ải.

Sự việc đã xảy ra gần 1 năm trời, quá sức chịu đựng, Đ. cầu cứu nhưng bị nữ chủ quán tịch thu và đập vỡ điện thoại, vậy là không còn cách nào liên lạc. Thứ mà bà chủ dùng để bạo hành nhân viên là chiếc chày giã tiêu và bàn chải đinh để đánh vảy cá.

Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã đưa 2 nam nhên viên này đến bệnh viện để khám, điều trị, theo dõi tình hình sức khỏe và giám định thương tật. Hiện chờ kết quả giám định để làm cơ sở xử lý bà Tuyết về hành vi tàn bạo này.

hình ảnh


Ảnh: Nhiều người dân bàn tán xôn xao. Nguồn: Sao Star. 

Được biết, bà Tuyết hiện đang nuôi con nhỏ, dưới 36 tháng tuổi. Mà theo quy định của pháp luật hình sự, có nhiều phần “ưu ái” hơn cho đối tượng này.

Công an vẫn đang điều tra để đủ cơ sở kết tội bà Tuyết, là hành hạ người khác hay cố ý gây thương tích.

Với tội hành hạ người khác, mà nạn nhân từ 02 người trở lên, theo Điều 140 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, mức án có thể từ 01 năm đến 03 năm.

Còn với tội cố ý gây thương tích, theo Điều 134 của Bộ luật hình sự hiện hành, còn tùy theo kết quả giám định tỷ lệ tổn thương, có thể áp khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân.

Với tình trạng “đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi”, bà Tuyết có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù, hoặc tha tù trước thời hạn khi đã chấp hành 1/3 mức phạt tù có thời hạn.

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, bà Tuyết còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho nạn nhân, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm chi phí hợp lý cho việc điều trị và thu nhập thực tế bị giảm sút.

hình ảnh


Ảnh trái: Quán bánh xèo nơi xảy ra sự việc. Ảnh phải: Nhân viên tố thường xuyên bị chủ quán bạo hành. Nguồn: Sao Star. 

Thêm nữa, hành vi thuê người lao động dưới 18 tuổi của bà Tuyết có nhiều sai phạm

Pháp luật lao động quy định độ tuổi để một người được “kiếm ra tiền” là đủ 18 tuổi. Dưới độ tuổi này vẫn có thể được phép, nhưng phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt, trong đó bao gồm thời gian làm việc và công việc phải phù hợp với độ tuổi để đảm bảo cho sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách.

Việc sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của cha mẹ người đó và phải xuất trình được văn bản chứng minh cùng với kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Vi phạm điều này, có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng, theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Và hành vi sử dụng lao động chưa đủ tuổi làm việc quá sức, làm thêm giờ, làm việc ban đêm, có thể áp mức phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng theo Nghị định này.

Mặc dù hành lang pháp lý đã có, nhưng không khó để bắt gặp những hình ảnh của các đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, phải tự đi kiếm sống bằng cách làm việc trong các hàng quán, để rồi thân phận chúng cứ mãi bị đè bẹp, cho đến khi sự việc xảy ra quá mức tưởng tượng của con người.

Vậy nên, đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, rà soát lại tình hình lao động, để lập danh sách và đưa những đứa trẻ này vào diện chính sách, hưởng các khoản chế độ, hỗ trợ từ Nhà nước.

hình ảnh


Ảnh: Vết thương trên lưng D. do chủ quán dùng bàn chải sắt tra tấn. Nguồn: VTC News. 

Với tư cách là người lao động, trong trường hợp bị đối xử, hành hạ như thế thì nên làm gì?

Hành động đầu tiên đó là phải có chứng cứ, bằng mọi cách phải thu thập chứng cứ để chứng minh bản thân mình là người lao động, bị bạo hành bởi người sử dụng lao động. Đó có thể là đoạn camera ghi hình, hoặc đoạn ghi âm, hoặc là ảnh chụp về hành vi đó.

Kế đến, vụ việc có thể được báo cho cơ quan Công an khu vực nơi quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh ấy, hoặc Chủ tịch UBND địa phương nơi quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh đó.

Riêng với trường hợp người dưới 16 tuổi, là trẻ em, có thể có thêm kênh cầu cứu vì bị bạo hành, thông qua tổng đài 111.

Thật ra, trong vụ việc này, đáng lý ra chứng kiến những lần bà chủ quán bạo hành nhân viên, thì những người hàng xóm, sống ở gần đó cần phải can ngăn, hoặc báo với Công an khu vực để hỗ trợ. Có lẽ, nhiều người sợ dây vào rắc rối, phiền phức mà ngại làm việc này, nên dù biết cứ cho qua, để sự việc đi quá mức giới hạn rồi mới dám lên tiếng kể lại.

Tổng hợp