Chồng hoặc vợ vay tiền mà không may qua đời thì người còn lại có phải trả nợ không. Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người cũng thắc mắc. Trường hợp này đã xảy ra trong thực tế rồi. Cụ thể sự việc được báo chí đăng tải như sau:

Anh Điền và chị Kim từng là vợ chồng và có một người con trai đặt tên là Mãn. Sau khi kết hôn, hai người quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp kinh doanh. Sau nhiều năm nỗ lực, doanh nghiệp của anh Điều và chị Kim gặt hái được nhiều thành tựu ấn tượng, giúp cuộc sống gia đình ngày một cải thiện hơn. 

Vào ngày 10 tháng 1 năm 2021, anh Điều ký hợp đồng vay 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) từ một đối tác tên là Viên. Hợp đồng ghi rõ thời hạn vay tiền là 6 tháng, với lãi suất 2%/ tháng. Đến ngày 15 tháng 1 năm 2021, Viên đã chuyển cho anh Điền 1 triệu NDT thông qua giao dịch ngân hàng. Số tiền này sau đó được anh Điền sử dụng vào các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, vào ngày 22 tháng 5 năm 2021, anh Điền không may qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi. Gia đình anh vô cùng đau xót trước sự ra đi đột ngột của trụ cột gia đình. 

hình ảnh

Ảnh minh họa

Một thời gian sau, khi hết hạn vay tiền, Viên đã liên lạc cho chị Kim để đòi khoản nợ 1 triệu NDT cùng tiền lãi tương ứng. Tuy nhiên, chị Kim một mực khẳng định bản thân không liên quan đến số tiền mà anh Điền đã vay. Chị còn cho biết cả hai đã hoàn tất thủ tục ly hôn, không còn mối quan hệ vợ chồng. 

Nhiều lần yêu cầu trả nợ nhưng không thành, phía Viên quyết định nộp đơn kiện chị Kim ra tòa, yêu cầu chị trả nợ 1 triệu NDT và tiền lãi tương ứng thay cho chồng cũ. 

Phiên tòa xét xử

Tại phiên tòa xét xử, chị Kim khai rằng bản thân không hề biết về khoản vay 1 triệu NDT với lãi suất 2% trong thời hạn 6 tháng giữa anh Điền và Viên. Chị khẳng định đây không phải là khoản nợ chung của 2 người. Chị Kim cũng cho biết, trong thời gian anh Điều đi vay tiền, cả hai đã đến phòng dân sự để nộp đơn ly hôn. Vì vậy, chị cho rằng không thể loại trừ khả năng anh Điền đã cố tình tạo ra các khoản nợ chung mà không cho vợ biết. 

Tòa án xác định vụ việc này có một trọng tâm tranh chấp chính. Đó là liệu khoản nợ liên quan đến vụ việc có phải là nợ chung của anh Điền và chị Kim trong thời gian còn là vợ chồng hợp pháp hay không. 

Theo điều 1064 Bộ luật Dân sự (Trung Quốc) quy định, trong thời kỳ hôn nhân, các khoản nợ do vợ hoặc chồng đứng tên nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt chung của gia đình như chi phí ăn uống, thuê nhà, giáo dục, kinh doanh, sản xuất,... hoặc xuất phát từ ý chí chung của vợ chồng thì có thể được công nhận là khoản nợ chung của cả hai.

Trong trường hợp này, khoản vay 1 triệu NDT xảy ra trong thời gian anh Điền và chị Kim vẫn còn là vợ chồng. Mặc dù hai người đã nộp đơn xin đăng ký ly hôn nhưng vẫn chưa chính thức làm thủ tục đăng ký ly hôn nên vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp. Cùng lúc đó, anh Điền và chị Kim cùng điều hành một công ty liên quan đến xây dựng. Sau khi anh Điền qua đời, chị Kim đã tiếp quản các dự án liên quan. Dựa trên các bằng chứng được cung cấp, có thể xác định khoản nợ 1 triệu NDT mà anh Điền vay từ Viên được sử dụng cho các hoạt động sản xuất và vận hành doanh nghiệp của 2 vợ chồng. Do đó, nó được coi là nợ chung của cặp đôi này. 

Sau khi xem xét kỹ lưỡng các tính tiết liên quan, tòa án phán quyết rằng chị Kim có trách nhiệm trả cả gốc và lãi của khoản vay cho anh Điền đứng tên. Sau khi phán quyết được đưa ra, tất cả các bên đều chấp nhận và dừng vụ kiện. Phán quyết có hiệu lực ngay sau đó.

Truyền thông Trung Quốc nhận định, quá trình xét xử và xét xử vụ tranh chấp trên đã cho thấy đầy đủ tính nghiêm minh và công bằng của tòa án trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến nợ chung của vợ chồng. Phán quyết trong trường hợp này không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ mà còn có ý nghĩa tham khảo nhất định khi giải quyết các vụ việc tương tự.

hình ảnh

Theo pháp luật Việt Nam, chồng/vợ vay tiền mà không may qua đời thì người còn lại có phải trả tiền không

Theo pháp luật Việt Nam, khi một người vay tiền không may qua đời, việc người còn lại (vợ hoặc chồng) có phải trả nợ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ trả nợ sẽ được giải quyết từ tài sản của người đã mất, bao gồm di sản thừa kế. Nếu người qua đời có tài sản để lại, khoản nợ sẽ được thanh toán từ tài sản đó trước khi chia thừa kế.

Trong trường hợp hai vợ chồng cùng đứng tên vay hoặc khoản nợ phát sinh vì lợi ích chung của gia đình, người còn lại vẫn có trách nhiệm trả nợ. Tuy nhiên, nếu khoản vay là do một bên tự vay mà không liên quan đến gia đình, người còn lại không có nghĩa vụ trả nợ.

Ngoài ra, nếu người còn sống từ chối nhận di sản thừa kế, họ cũng không phải chịu trách nhiệm trả nợ trừ khi khoản nợ đó liên quan trực tiếp đến tài sản chung của cả hai. Vì vậy, khi xảy ra trường hợp này, gia đình nên tìm hiểu kỹ về pháp lý và tham khảo ý kiến luật sư để đảm bảo quyền lợi hợp pháp.a