Không hiểu những người này nghĩ gì, họ có thực sự lo sợ tính mạng của mình bị đe dọa không mà lại vô tư đi xem rồi chụp ảnh, mặc dù đã có biển cảnh báo ở đầu vào của khu vực này.

>>> Giữa bao nhọc nhằn, đưa tin giả về bão số 8 giật cấp 17, đổ bộ vào miền Trung là vô lương tâm

Theo nguồn tin từ trang VnExpress mình đọc được sáng nay, ngày 22/10/2020, hàng trăm người dân hiếu kỳ đổ về hồ Kẻ Gỗ để xem và chụp ảnh xả lũ, bất chấp cảnh báo nguy hiểm khi xả lũ phải đứng cách xa 300m.

hình ảnhẢnh chụp trang VnExpress. 

Theo một người dân được hỏi thì họ cho biết năm nào xả lũ cũng lên xem, xả lũ năm nào cũng giống năm nào, lũ to thì người ta xả to.

Có người còn ý kiến, vì thấy nước được xả lưu lượng lớn, nhưng đến thời điểm này, cảm thấy sự an toàn rồi, mức nước trên hồ trở lại bình thường không dâng cao nữa.

Đáng nói, một công nhân vận hành trạm Kẻ Gỗ cho biết lượng xả hai cửa hiện tại là 300m3/s, công nhân phối hợp với địa phương có ngăn chặn, khuyến cáo người dân không nên xem và đứng gần nơi nguy hiểm đến tính mạng.

Được biết, hồ Kẻ Gỗ thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những hồ đập lớn nhất nước, sức chứa hơn 300 triệu m3 nước, vận hành từ năm 1979. Các tuyến kênh chính dài 250 km tưới cho hơn 21 nghìn ha đất canh tác.

Để nói cho mẹ hiểu thêm về quy trình xả lũ. Các công trình thủy điện được vận hành bởi hồ có sức chứa rất lớn lượng nước. Khi hồ chứa đầy, thì việc điều tiết xả lũ là điều bắt buộc. Tuy nhiên không phải cứ muốn là xả, việc xả lũ này cần đáp ứng đúng quy trình, trình tự, thủ tục luật định. Và tất nhiên điều này có thông báo đến người dân, nhất là những người sống gần khu vực này, để người dân có hành động ứng phó kịp thời nếu xảy ra các rủi ro khác.

hình ảnh


Ảnh cắt từ clip. Nguồn: VnExpress. 

Ngược lại, việc xả lũ sai quy trình, dẫn đến hậu quả thiệt hại về tài sản, về người nghiêm trọng thì chính cơ quan phụ trách sẽ phải chịu trách nhiệm, lỗi đến đâu thì xử lý đến đó.

Theo nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ, hiện tại việc xả lũ ở hồ Kẻ Gỗ hiện tại là an toàn về quản lý, vận hành với quy trình chặt chẽ, khoa học, an toàn thiết kế hồ, điều này đã được báo cáo với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Phó Thủ tướng.

Thời gian qua, thiên tai lũ lụt đã làm mất mát bao nhiêu người, tài sản của đồng bào miền Trung, vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh chính quyền các cấp và đơn vị liên quan cần thực hiện tốt công tác phòng chống lũ, xử lý tình huống điều tiết, vận hành hồ đập đảm bảo an toàn vùng hạ du cũng như an toàn hồ đập. Việc cần làm và ưu tiên lúc này là đảm bảo an toàn tối đa tính mạng, tài sản Nhân dân.

Haiz, trong khi nhà chức trách đang cố gắng khắc phục tối đa mọi thiệt hại có thể xảy đến, thì có không ít người thiếu ý thức, bất chấp lệnh cảnh báo đến khu vực xả lũ này chỉ để xem và chụp ảnh để thỏa thích thú vui của mình mà quên đi tính mạng của mình và người đi cùng là quan trọng nhất.

hình ảnh


Ảnh: Nước rút chậm, bà con thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh chèo thuyền đi lại sáng 21/10/2020. Nguồn: Báo Tuổi trẻ. 

Phải đến lúc xảy ra hậu quả, người ta mới quy ngược về trách nhiệm của người có liên quan, vậy đấy.

Hành vi tụ tập, tập trung đông người ở những nơi, khu vực cấm như thế này, áp dụng quy định xử phạt tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng như làm chết người, gây tổn hại về sức khỏe của người khác… sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nói tới đây, mình hy vọng đó là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho những ai bất chấp cảnh báo, để thỏa mãn niềm vui nhất thời của mình nên tránh, đừng để hậu quả đau thương xảy ra rồi mới nói những câu kiểu như giá như, phải chi… Lúc đó có nói gì hay làm gì để cứu vãn đều trở nên vô nghĩa.

Tổng hợp