▪︎Giai đoạn này trẻ vẫn rất nhạy cảm với việc bị trừng phạt khi mắc lỗi. Ở lứa tuổi này, trẻ đang tập thích nghi với trường học. Nếu bị phạt khi mắc lỗi trẻ dễ thu mình, cảm thấy không an toàn, có thể giảm hứng thú, động cơ học tập hoặc thậm chí không muốn đi học. Cha mẹ, thầy cô cần chấp nhận rằng việc trẻ mắc lỗi là bình thường và coi đó là cơ hội giúp trẻ học tập, không đồng nhất hành vi mắc lỗi với tính cách, con người của trẻ.

 ▪︎Cha mẹ, thầy cô có thể ảnh hưởng đến việc hình thành sự thiên lệch về mặt văn hoá, thái độ của trẻ, ví dụ như định kiến, rào cản về giới tính, dân tộc...

 ▪︎Chức năng thích nghi của trẻ được củng cố, và trẻ hình thành thói quen chăm chỉ học tập, giúp cha mẹ một số việc nhà. Kỹ năng làm thành thạo hoặc giỏi một việc gì đó là rất quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ. Trẻ có thể mặc cảm, tự ti nếu thấy mình không thể đạt được những gì người lớn mong đợi.

▪︎Do đó, trẻ cần được nâng đỡ, khích lệ.

▪︎Trẻ đã biết tự kiềm chế cảm xúc, ít gây gổ.

▪︎Trẻ có thể tự mình tổ chức, sắp xếp và thực hiện các hoạt động học và chơi.

▪︎ Kỹ năng xã hội của trẻ bắt đầu phát triển, quan hệ bạn bè cùng tuổi ở giai đoạn này rất quan trọng.

 ▪︎Trẻ có thể có các biệt hiệu do bạn đặt, ví dụ “béo”, “cò hương”, “tay chiêu”...

 ▪︎Trẻ phân biệt rõ cuộc sống chung và cuộc sống riêng tư, trẻ có bí mật riêng.

 ▪︎Trẻ nhận thức được những người nào có “quyền lực” đối với mình, ví dụ như cha mẹ, thầy cô.

▪︎ Đặc điểm nhân cách của trẻ phát triển. Nói chung đây là giai đoạn phát triển khá ổn định, khác với giai đoạn tiếp theo.