Loại phản xạ này thực chất là một phản xạ phòng thủ đặc biệt của trẻ mới sinh, nếu sau 3 tháng vẫn còn thì cha mẹ cần đưa con đi khám thử.

Bé sơ sinh không phải “chân yếu tay mềm” mà có nhiều khả năng bất ngờ, có những hành vi phản xạ mà trẻ mới sinh ra đã có. Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, các chức năng và phản ứng của cơ thể đối với các kích thích bên ngoài chủ yếu dựa vào các hành động không cần tư duy và hoàn toàn là phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Khi trẻ đầy tháng, một số phản xạ sẽ dần mất đi. Nếu sau 3 tháng các phản xạ tự nhiên của trẻ mới sinh không dần mất đi thì có thể trẻ có vấn đề về phát triển và cần được đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Phản xạ kiếm ăn

Trẻ sinh ra đã có "phản xạ kiếm ăn", khi dùng ngón tay chạm vào má hoặc môi, trẻ sẽ quay đầu về hướng của tay. Phản xạ này có thể giúp em bé tìm thấy bầu sữa mẹ.

hình ảnh

Ảnh: ohanahealthandwellbeing

Theo thời gian, “phản xạ kiếm ăn” sẽ tăng dần và trở thành hành động có suy nghĩ, khoảng 3 tuần sau sinh là con đã có thể tìm kiếm chính xác vị trí ti mẹ. Kèm theo đó là những động tác xoay rất linh hoạt, thay đổi liên tục về nhiều hướng.

Phản xạ ngậm và ti sữa

Nút sữa cũng là một loại phản xạ, ngay từ thời kỳ bào thai, em bé đã có khả năng này, và thường cảm thấy thích thú khi tự ngậm ngón tay trong bụng mẹ. Ngay sau khi chào đời, con đã có thể ngậm và ti sữa dù chưa quen.

Khi đủ tháng tuổi, phản xạ ngậm và ti sữa tự phát yếu dần, thay vào đó là hành vi tự chủ dần được củng cố và bé sẽ bắt đầu dùng hành vi mút tay để tự dỗ dành và tạo cho mình cảm giác an toàn mỗi khi thấy khó chịu hay bị đói.

Phản xạ giật mình tự vệ

Trong vài tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh, có một phản xạ rất đặc biệt - "phản xạ giật mình tự vệ". Nếu có hành động khiến con giật mình, trẻ sẽ duỗi tay sang hai bên, xòe rộng các ngón tay rồi nhanh chóng thu tay lại để ôm vào ngực, sau đó có thể bắt đầu khóc.

hình ảnh

Ảnh: youaremom

Đây thực chất là một phản xạ phòng thủ đặc biệt, thường gặp ở trẻ sơ sinh trong vòng 3 - 4 tháng và biến mất hoàn toàn vào khoảng tháng thứ 6. Nếu bé không có phản xạ này có thể do não bộ và hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện hoặc bị tổn thương, nên đưa đi khám.

Nếu sau 4 - 9 tháng vẫn xuất hiện có thể do đặc điểm não to, chậm phát triển, người con có bệnh, lúc này cũng phải đi khám. Vì loại phản xạ này có thể khiến tinh thần trẻ không ổn định, hay giật mình, kể cả trong khi ngủ và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Phản xạ đấu kiếm

Khi ngủ, đầu trẻ quay sang một bên, cánh tay cùng bên nghiêng có xu hướng thẳng và cánh tay bên kia cong lên. Phản xạ này là phản xạ đấu kiếm hay còn gọi là phản xạ trương lực cổ.

hình ảnh

Ảnh: brainhighways

Phản xạ này có thể ngăn trẻ sơ sinh lăn từ nằm ngửa sang nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Nói chung, phản xạ này xuất hiện đầu tiên vào tuần thứ 28 của thai kỳ, sau đó biến mất vào khoảng 3 tháng sau khi sinh. Nếu vẫn tồn tại, có thể con đang có sự không ổn về cơ thể và trí não.

Phản xạ cầm nắm

Dùng ngón tay chạm vào lòng bàn tay của bé, bé sẽ cầm ngay lập tức, lực nắm rất mạnh. Phản xạ này thường biến mất 3 tháng sau sinh và được thay thế bằng khả năng cầm nắm tự chủ, các ngón tay con sẽ dần mở ra.

Nếu quá 4 tháng mà nó vẫn chưa biến mất, cầm chặt nhưng không có dấu hiệu buông ra dù thời gian lâu thì rất có thể là do tâm thần, mẹ cần cho con đi khám càng sớm càng tốt.

Phản xạ bước

Khi em bé được giữ thẳng đứng và đặt chân trên mặt phẳng, em bé sẽ có hành vi như bước. Loại phản xạ sơ sinh này thường biến mất sau 6 - 8 tuần sau khi trẻ chào đời, sau đó xuất hiện trở lại vào khoảng 1 tuổi, nhưng không phải là phản xạ nữa mà là hành vi đi lại tự chủ của trẻ.