Mới đây, Vũ Loan - cô gái có biệt danh “thánh yêu”, đã có những chia sẻ đầy cảm động về hôn nhân trên facebook. Cô ấy kể lại trường hợp cô vợ bị chồng và gia đình chồng đối xử tệ bạc. Sau cùng, người vợ ấy phải chọn cách dứt áo ra đi: “Bất chấp tất cả để bên một thằng đàn ông là quyết định của một con ngu!”



Câu chuyện kể về khoảng thời gian người vợ sống ở gia đình chồng, phải cam chịu bố mẹ chồng sai bảo, đày đọa. Dù cô ấy đã cố gắng “sống cho vừa lòng” bố mẹ chồng, vừa đi làm vừa trông nom gia đình nhưng trái lại, bố mẹ chồng không hề san sẻ và cảm thông. Tệ hại hơn, chồng cô còn là một kẻ nhu nhược, chỉ biết khiển trách vợ.



Thậm chí, anh ta còn lớn tiếng xúc phạm cha mẹ vợ: “Mẹ cô là loại không biết dạy con, còn về để người ta bảo loại chồng bỏ không ngượng à?”. Mẹ chồng thấy vậy khoái chí hùa vào: “Mặt mo chứ chẳng vừa, mẹ sao thì con nấy!”. Nghe thấy mấy lời này, nói thật, phận con cái nào có thể chiu nổi. Thành ra, tức nước cũng phải có ngày vỡ bờ thôi.



Trong thực tế hôn nhân, có rất nhiều trường hợp như vậy, người vợ phải cam chịu người chồng thiếu hiểu biết. Còn bố mẹ chồng thì xem con dâu như “nô lệ”. Xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu dường như trở nên bế tắc nếu người chồng không thể chở che cho vợ mình. Đây cũng là lý do khiến nhiều cuộc hôn nhân đi vào ngõ cụt hoặc tan vỡ. Còn người phụ nữ đứng trước hoàn cảnh này, sẽ luôn tự hỏi, từ bỏ hay cam chịu?



Từ bỏ hay cam chịu - quyết định thuộc về người vợ!



Ông bà xưa hoặc bậc cha mẹ chiều theo “quan điểm truyền thống” sẽ khuyên con gái của mình hãy cố gắng chịu đựng, và tin rằng ngày nào đó chuyện này sẽ thay đổi. Họ sợ con gái “nữ nhi thường tình” phải mang tiếng “một đời chồng”, hay đơn thân nuôi con. Tuy nhiên đó chỉ là lời khuyên của bậc sinh thành, còn hơn ai hết, chính bản thân cô gái - với vai trò là “vợ, là “mẹ’, mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho mình.



Có rất nhiều người vợ phải cam chịu để hy vọng sự đổi thay. Nhưng điều kỳ diệu dường như hiếm khi xảy ra trong cuộc sống này. Giống như câu nói: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Bản tính nhu nhược của chồng rất khó lay chuyển, và càng khó hơn với ông bà, cha mẹ chồng luôn quan niệm con dâu phải làm để “trả nợ”.



Một người vợ có khả năng làm việc, đã sống trọn vẹn với gia đình chồng nhưng lại bị họ coi thường khinh rẻ, thì cớ chi, phải ở lại để chịu cảnh ấy. Cô gái trong câu chuyện của Vũ Loan sau cùng cũng vứt áo ra đi, mặc kệ dư luận. Chí ít là cô ấy trở về bên cha mẹ ruột để được tôn trọng và thương yêu. Còn xa hơn, là để bắt đầu lại cuộc sống mới.



Sau vấp ngã hôn nhân, người phụ nữ sẽ e dè khi quyết định đi thêm bước nữa. Nhưng cũng có khi đủ mạnh mẽ, sáng suốt để đón đầu cuộc hôn nhân mới.



Dọn ra ở riêng - giải pháp cho hôn nhân bình đẳng?



Qua câu chuyện này mới thấy, nhiều bậc cha mẹ quả thật rất tinh ý khi muốn con cái dọn ra ở riêng. Có thể họ muốn con cái sau khi kết hôn sẽ tự lập, không bị ảnh hưởng hay tác động bởi gia đình hai bên. Cũng không có tâm lý “mượn dâu nuôi mình”.



Hay có nhiều cặp tự chủ động dọn ra ngoài để hôn nhân “bình đẳng”. Người chồng muốn vợ không phải “hầu hạ” bố mẹ mình. Bù lại, họ sẽ thường xuyên về thăm nhà bố mẹ đôi bên. Điều này giúp cho hôn nhân luôn được cân bằng.



Hôn nhân dựa trên nguyên tắc bình đẳng, chồng coi trọng vợ, vợ coi trọng chồng. Vợ chồng quý trọng bố mẹ đôi bên. Đây là nền tảng cho một hôn nhân hạnh phúc.



webtrethoẢnh: Vũ Loan (Facebook)