_____________

Mấy hôm trước chúng tôi nhận được lời nhắn gửi rằng: “Tôi luôn không chịu được việc người khác được tốt đẹp. Mỗi khi nhìn thấy trong vòng bạn bè có người phô bày cuộc sống tuyệt vời của họ là lại thấy khó chịu; nghe nói con cái nhà họ hàng tìm được công việc tốt cũng thấy bực bội; thậm chí người yêu thăng chức cũng khiến tôi rất áp lực. Là lòng dạ tôi quá hẹp hòi, tính đ.ố k.ỵ quá nặng nề ư?”Có thể là tranh biếm họa về văn bản

Chính xác, rất nhiều người khi nghe nói người cùng tuổi hoặc bạn bè trên mạng đang trải qua những ngày tháng đẹp đẽ hơn mình thì đều cảm thấy một kiểu gọi là “áp lực đồng trang lứa”; còn có cả nỗi lo âu đến từ vòng bạn bè mà ngày nào chúng ta cũng gặp phải. Thực chất, đó đều phản ánh áp lực đồng trang lứa (peer pressure).

Có lẽ, bạn cũng đang nhận thấy được kiểu áp lực này. Áp lực đồng trang lứa sẽ thay đổi hành động, suy nghĩ và làm giảm cảm xúc hạnh phúc của chúng ta.

Vậy thế nào là áp lực đồng trang lứa? Áp lực đồng trang lứa chính là: “Áp lực tâm lý sinh ra khi ta khao khát được bạn bè chấp nhận, công nhận và khẳng định để tránh bị t.ẩ.y c.h.a.y nên chọn cách đi ngược lại với mong muốn của chính mình.” Bạn bè ở đây không chỉ là những người trong nhóm của bạn, ví dụ như bạn học, đồng nghiệp,… mà cũng bao gồm những người cùng tuổi, cùng vị trí và hoàn cảnh sống tương đương với bạn. Cho dù cách nhìn của bạn đối với những người xung quanh có thế nào, là thích hay g.h.é.t thì bạn đều không thể tránh khỏi những tác động đến từ họ. Lấy một ví dụ, cho dù bạn không thích bạn học của mình, hơn nữa bạn cũng đang định học lên thạc sĩ, nhưng khi bạn biết được bạn học có được một công việc tốt thì bạn vẫn sẽ cảm thấy khó chịu, nghi ngờ rằng liệu bản thân có đưa ra quyết định đúng đắn hay không.

Áp lực đồng trang lứa có thể sẽ xuyên suốt cuộc đời của mỗi con người, mặc dù chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được kiểu áp lực này hơn khi còn ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đó là bởi vì vào giai đoạn này, chúng ta phần lớn thời gian đều ở trong trường, tự nguyện hoặc không tự nguyện ở cùng với bạn học, mà trường học và thầy cô cũng sẽ nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cạnh tranh trong học tập. Tuy nhiên, chuyện này không đồng nghĩa với việc sau khi chúng ta rời khỏi trường học thì áp lực đồng trang lứa sẽ biến mất. Người trưởng thành cũng sẽ có áp lực đồng trang lứa. Chỉ là theo sự lớn dần của tuổi tác và sự khác nhau của các tập thể mà chúng ta đồng hành, căn nguyên của áp lực đồng trang lứa cũng sẽ thay đổi.

Hiện giờ, áp lực đồng trang lứa mà mọi người phải chịu đang ngày một dữ dội hơn. Đây có lẽ là do xã hội ngày nay đang rập khuôn và ngưỡng mộ những hình mẫu “người trẻ thành công”, hình mẫu ấy dường như không có lúc nào là không nói với bạn rằng: “Chỉ khi bạn đạt được thành công như người khác thì bạn mới có đủ giá trị”. Qua việc so sánh bản thân với họ, bạn sẽ cảm thấy cực kì áp lực, bởi lẽ bạn không biết làm thế nào để giỏi giang như họ.

Ngoài ra, bởi vì mạng xã hội dần đẩy mạnh việc phổ cập tin tức cho mọi người nên chúng ta có thể sẽ tiếp xúc được với nhiều bạn bè hơn. Trong quá khứ, có lẽ bạn chỉ cần so sánh với mấy chục người thôi, nhưng bây giờ, trên các nền tảng xã hội, bạn có thể tùy ý bắt gặp mấy trăm người có độ tuổi cùng hoàn cảnh tương đương với bạn. Chính vì số người bạn quen biết đã tăng lên đáng kể nên bạn cũng dễ dàng phát hiện ra những người ưu tú hơn, thậm chí sẻ nảy sinh ảo giác: Hình như có rất nhiều người đều thành công, chỉ có bản thân mình là không như vậy.

Trong một tập thể, dù bạn có cạnh tranh đến đâu thì bạn cũng sẽ cảm nhận được áp lực đồng trang lứa. Nếu sức cạnh tranh của một người rất yếu thì người đó sẽ phải chịu áp lực từ sự coi thường của những người khác trong tập thể. Họ có thể sẽ bị gạt sang một bên, mất đi quyền lợi lên tiếng vì bản thân mình, thậm chí còn lo lắng sẽ bị t.ẩ.y c.h.a.y khỏi tập thể. Mà thành viên ở thế trung tâm, một mặt vừa hi vọng sẽ chiến thắng và giành được vị trí lãnh đạo, mặt khác lại luôn lo lắng bản thân sẽ tụt hậu, không muốn một ngày mình sẽ bị thành viên khác coi nhẹ và phản đối.

Mà những người ở vị trí lãnh đạo trong một tập thể cũng phải chịu áp lực đồng trang lứa như vậy. Thậm chí nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các tập thể của thanh thiếu niên, những đứa trẻ được chào đón nhất lại phải chịu áp lực lớn nhất. Bởi vì người lãnh đạo thường sẽ bị s.o.i x.é.t nhất, họ luôn phải căng dây thần kinh để đối phó với sự s.o.i m.ó.i của người khác, đề phòng xem bản thân có mất đi vị trí lãnh đạo hay không. Hơn nữa, “ở vị trí lãnh đạo” và “bị tập thể phản đối” có lẽ chỉ cách nhau đúng một bước, nếu người lãnh đạo trở nên giỏi giang quá mức, khiến cho khoảng cách với các thành viên lại quá xa thì ngược lại sẽ bị các thành viên ban đầu gạt bỏ.