1 【 Mẩu truyện ngắn về tâm lý học 】

Vào năm 1907, một nhà tâm lý học tên James nghỉ hưu ở trường đại học Havard, ông đánh cược với người bạn vốn là nhà động vật học tên Carlson rằng không lâu nữa ông sẽ khiến người bạn này phải nuôi lấy 1 chú chim, nhưng Carlson thì không hề tin vào chuyện đó, bởi Carlson chưa bao giờ có dự định như vậy cả. Chẳng bao lâu sau là đến ngày sinh nhật của Carlson, James tặng cho ông một chiếc lồng chim vô cùng lộng lẫy, Carlson nhìn ra được ý định của James, liền nói: “ Cứ coi nó như một món đồ mỹ nghệ trang trí đi, ông không cần phải lãng phí tâm sức nữa đâu.”

◆ Thế nhưng chuyện xảy ra thì hoàn toàn nằm ngoài dự định của Carlson, từ lúc nhận được quà, mỗi khi bạn bè của Carlson tới chơi, ai nấy đều hỏi :” Giáo sư này, con chim ông nuôi chế.t lúc nào đấy?” Carlson mỗi lần đều phải giải thích rằng bản thân vốn chưa từng nuôi con chim nào cả. Câu trả lời này khiến cho mọi người trở nên nghi ngờ và bối rối, họ hỏi: “Nếu ông không nuôi chim thì sao lại treo cái lồng chim trong nhà thế, không phải rất kì quặc à?”

Cuối cùng, khi Carlson không thể chịu nổi việc mỗi lần đều phải giải thích đi giải thích lại, ông mua lấy một con chim và thả vào trong lồng. Bởi vì việc mua chim thì đơn giản hơn việc phải giải thích với từng người về chiếc lồng trống không, đây chính là “Hiệu ứng lồng chim”.

2 【 Hiệu ứng lồng chim 】

*Hiệu ứng lồng chim, hay còn gọi “Logic lồng chim”, tạo thành một loại áp lực tâm lý, kiểu tâm lý này sau cùng sẽ khiến chúng ta phải khuất phục với mục đích giảm nhẹ mối phiền toái, chúng ta sẽ chủ động mua một con chim, chỉ để “trông đồng bộ” với cái lồng chim kia. Cũng như nói rằng, lúc này ta đã bị cái lồng chim “đồng bộ hóa", từ đó trở thành tù nhân của cái lồng chim, dẫn tới một quy tắc: Khi mà ta ngẫu nhiên nhận được một món đồ vốn không cần thiết, thì sẽ mua sắm thêm những món đồ có liên hệ tới nó dù không thực sự cần tới.

3 【 Tâm lý học liên hệ với nơi làm việc 】

*Ví dụ, nếu một công ty khai thác một loạt những app miễn phí, nhưng muốn nhận được những app miễn phí này, ta phải bỏ tiền ra mua Trình đa phương tiện* của nó, hay thậm chí là máy tính bảng và điện thoại di động. Đây chính xác là đem tặng bạn một chiếc “lồng chim” miễn phí, rồi tiếp đó mới khiến bạn bỏ tiền ra mua “chim".

*Trình đa phương tiện (tiếng Anh:Media player) là một thuật ngữ đặc thù để chỉ những phần mềm máy tính có chức năng thực thi các tập tin đa phương tiện.

◆ Những shop muốn thành công sử dụng “Hiệu ứng lồng chim" để kiếm tiền, thường sẽ đánh vào tâm lý “ưa đồ rẻ" của người mua, vì nhìn thấy đồ miễn phí thì ai cũng muốn thử hết cả. Nhưng một khi đã thử rồi mà muốn dừng lại thì rất khó. Sau cùng chúng ta sẽ phát hiện bản thân đã tiêu rất nhiều tiền một cách vô thức, mà mấy thứ ấy vốn dĩ không hề cần tới.

4 【 Giải pháp cho “Hiệu ứng lồng chim” 】

Vậy thì có cách nào để thoát khỏi sự khống chế mà “Hiệu ứng lồng chim” đem lại không? Hẳn là có rồi, đầu tiên trong tiềm thức của bản thân phải biết khi đã mắc phải bẫy, ta có phương pháp cụ thể như sau:

1-Ghi chép những thứ khiến bản thân có tư duy “Đúng thế, việc này đáng ra phải như vậy", sau đó phân tích cặn kẽ từ khi nào hình thành suy nghĩ này, trong tình huống nào xuất hiện nó.

2-Phải lý tính và nghĩ xem kiểu tư duy này có lợi ích gì không, có căn cứ vào thực tế hay không?

Nếu có thể làm được 2 điều nói trên, thì chúng ta sẽ loại bỏ được rất nhiều cái bẫy tới từ “Hiệu ứng lồng chim". Khi ấy, ta có thể làm giảm đi sự ảnh hưởng của người khác tới cuộc sống bản thân.

Mọi chú thích * đều là chú thích của dịch giả, nếu có góp ý vui lòng gửi vào hòm thư của chủ stt, cảm ơn mn đã đọc