Khuyến nghị bạn thử đến các bệnh viện tâm thần ở gần chỗ bạn xem thử.

Không cần đi đến những chỗ cao cấp, chuyên nghiệp, bệnh viện càng bình thường càng tốt.

Nơi nằm viện mở cửa ra, đều là nhóm người từ 40-50 trở lên, trong đó bạn thậm chí còn tìm không thấy một đứa con nít.Có thể là hình minh họa

Có người thì từ bé đã bị thần kinh, nhưng cũng có những người chịu đựng đến mười mấy hai mười năm cuối cùng mới bộc phát.

Ba mẹ ít nhiều cũng cần thể diện, đưa đến bệnh viện rồi mỗi năm đóng viện phí, nhưng nhất định sẽ không đi thăm, sẽ nói với bên ngoài là đứa con này ch.ết rồi hoặc là đã làm việc ở chỗ khác, còn không thì đã ra nước ngoài.

Còn có người sau khi bị đ.iên thì ba mẹ nhất quyết không nhận con nữa, mỗi ngày đi ngoài đường không có đồ ăn thức uống, cuối cùng bị nhà nước đưa vào bệnh viện.

Có người do chồng của mình đưa tới, nếu vốn đã có bệnh tâm thần, cưới xong sinh vài đứa con thì cũng bị đưa vào đây; có người có lẽ là bị trầ.m cả.m sau sinh, cũng có người là do những ám ảnh tâm lý từ nhỏ, sau khi kết hôn mới bộc phát ra.

Vợ đưa chồng vào cũng có, chỉ là những chuyện khiến cho trụ cột gia đình bị đưa tới đây đều là chuyện lớn.

Đương nhiên cũng có những đứa con sau khi trưởng thành thấy ba mẹ không ổn lắm cũng đưa tới đây.

Trong nhóm người trung niên này, toàn bộ đều là “những đứa trẻ có trạng thái tâm lý tốt, có thể chịu được đánh mắng” trong miệng của bạn.

Ở những chỗ như vậy thường sẽ không có “những đứa trẻ tâm lý yếu ớt ngày nay” mà bạn nói lui tới, cho dù có cũng chỉ là đến khám bệnh, hoặc là những đứa trẻ mà ba mẹ không nỡ rời mắt, sẽ là chuyện lớn nếu ngày nào cũng có một đứa trẻ thuộc thế hệ này xuất hiện một trường hợp như bạn nói, ba mẹ chúng nhất định mỗi ngày đều đến thăm chúng, mỗi tuần đều xin nghỉ để mang con về nhà hai ngày, mỗi ngày đều gọi điện thoại đến hỏi thăm này kia, những ba mẹ ở gần thì trực tiếp mang cơm đến cửa vì sợ con ăn không quen cơm của bệnh viện.

So sánh với nhóm người trung niên đã bị xã hội quên đi, đã bị gia đình bỏ rơi này.

Trong ấn tượng của tôi có từng gặp một dì, dì ấy khi gặp y tá sẽ van xin bọn họ cho dì gọi điện về nhà, tôi gặp dì ấy vài lần, lần nào dì cũng năn nỉ tôi cho dì ấy mượn điện thoại,

Bác sĩ tỏ vẻ không quan tâm, không phải vì phiền phức hay gì, mà là bởi vì dì ấy có gọi về thì người nhà của dì cũng chẳng đếm xỉa tới dì, ban đầu không phải là chưa từng cho dì ấy mượn để gọi, về sau thì mọi người đều cảm thấy mệt rồi, người nhà dì ấy cũng tỏ vẻ bực mình nói với bác sĩ sau này đừng cho dì ấy mượn điện thoại gọi về nữa, nhưng dì ấy vẫn còn ôm hy vọng rằng chỉ cần gọi một cú điện thoại người nhà sẽ đến thăm, hoặc là đón mình về.

Mà cả cái bệnh viện này, người giống như dì ấy rất nhiều.

Bạn sở dĩ cảm thấy những đứa trẻ ngày nay tâm lý yếu ớt khi bị đánh, là do bọn nó được cả xã hội để mắt đến, cho dù xã hội không quan tâm đến, sau lưng bọn nó vẫn có ba mẹ. Mà bạn cảm thấy những đứa trẻ lúc trước ít bị bệnh, chỉ là do xã hội đã quên bọn họ, người nhà cũng đã quên bọn họ, đến bạn cũng đã quên mất bọn họ đó thôi.

Tôi còn nhớ lúc trước có người hỏi: “Tại sao những gia đình trí thức lại dễ có những đứa con bị t.ự kỉ?”, phía dưới có câu trả lời như này, không phải vì gia đình trí thức dễ có con bị t.ự kỉ, mà vì là gia đình có trí thức nên họ mới biết con mình bị t.ự kỉ. Những đứa trẻ con nhà nghèo mắc bệnh t.ự kỉ, thì họ cùng lắm chỉ nghĩ con mình hơi đần độn, nuôi đến mười mấy hai mươi tuổi cưới cho một người vợ hoặc tìm cho một tấm chồng, sinh ra vài đứa cháu rồi để cháu mình nuôi con mình cũng được; Không thì sẽ thấy con mình bị trúng tà hoặc là ma nhập, uống chút nước bùa, mà vẫn không trị được thì thôi coi như đẻ ra một đứa ngốc vậy; Còn nếu lại sinh thêm một đứa, thì để đứa nhỏ chịu trách nhiệm nuôi đứa ngốc kia cả đời, không thì mang đứa ngốc đó đi bỏ hoặc là cho người khác, sau đó cả nhà lại vờ như không có chuyện gì mà tiếp tục sống thôi.

Đây chính là vận mệnh của những đứa trẻ thế hệ của các bạn.

So sánh xong, tôi cảm thấy những đứa trẻ của thế hệ các bạn thật sự quá đáng thương, nửa đời người ngoan ngoãn hiểu chuyện, để rồi nhận được là những trận đánh đập mắng chửi vô cớ của cha mẹ.

Ép bản thân mình đến mức phát đ.iên, thì bị đưa vào bệnh viện tâm thần tự sinh tự d.iệt.

Lúc bình thường không ai để ý đến, lúc không còn bình thường thì cũng không ai quan tâm, cả đời cho dù bình thường hay không bình thường đều không nhận được yêu thương, thậm chí già rồi còn bị gán cho một danh hiệu: Những đứa trẻ hồi trước bị đánh bị mắng như, thế hiểu chuyện như thế…

Cũng không biết họ có cảm thấy bản thân mình bị oan không.