Tết trung thu tết là vào ngày rằm tháng 8 hằng năm, đây được xem như là ngày của trẻ em. Trẻ em thì khỏi phải nói là mong chờ ngày này đến như thế nào rồi, vì ngày này mình thường sẽ được anh hai mần cho 1 cái đèn thiệt to, đèn ông sao 5 cánh, đèn lon bia, rồi mẹ thì mua bánh thập cẩm, bánh đậu xanh... được rất là nhiều quà nhiều bánh và nhiều bạn cùng đi khoe đèn.




Vào ngày tết này, không chỉ trẻ em là được vui chơi, mà ông bà cha mẹ cũng bày cổ trông trăng, cụ già thì trà bánh, cha chú thì rượu chè, mẹ thì cúng cả mâm cổ. Ở quê mình ngày ấy còn có cả một đội lăn nhí, hay đến múa chúc từng nhà. Vì thế mà nói, không chỉ một cái tết của trẻ em, mà là tết của cả gia đình, tết đoàn viên.




Nguồn gốc của tết trung thu luôn là một dấu chấm hỏi, vì chưa có nguồn tin nào chính xác nhất để xác định rằng nó xuất hiện từ nền văn mình lúa nước của Việt Nam hay là văn hóa Trung Hoa tương truyền vào Vệt Nam. Truyền thuyết về nó cũng nhiều, nào là truyền thuyết Hậu Nghệ và Hằng Nga, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích về chú Cuội của Việt Nam.




Nhưng với mình, dù là nó bất nguồn từ đâu thì đó cũng là một cái tết rất ý nghĩa, đến bây giờ khi mình đã có một cu cậu kháu khỉnh, mình vẫn không thể quên được những ký ức trung thu hạnh phúc thời bé con. Dự là năm nay mình sẽ về ăn trung thu với cu cậu ấy ở quê nhà, nghĩ đến thôi tim mình đã sướng run lên. Vậy là cu cậu sẽ trải qua những gì mà mẹ nó đã từng, hạnh phúc và ấm áp.



Chuẩn bị làm đèn ông sao (công đoạn chuẩn bị mình và anh hai phải chuẩn bị cả tuần đấy)



+ Trước đó một tuần, mình với anh hai sẽ đi chặt tre, vót tre, tre phải là loại không quá khô, không quá tươi, vì nếu nó tươi quá khi nó khô lại nó sẽ làm giấy kiến bị nhèo lại, nếu nó khô quá nó sẽ dễ bị gãy.+ Giấy kiến thì dễ chọn hơn, giấy kiến mình sẽ chọn loại màu đỏ và màu vàng.



+ Keo dán giấy



+ Một khoanh dây thép (dây chì)



+ Một lốc đèn cầy nhỏ



+ Que diêm



+ Giấy bìa cứng



+ Kéo, dao


Công đoạn làm đèn trung thu:



Ông anh hai mình thì ngồi chặt che, mình thì vót che, bản thân thừa kế truyền thống làm nông nên đối với mình thì hơi bị khéo tay các thể loại vót tre, vót đũa, bàu cây.



+ Các cây tre dài ngắn tùy theo bạn muốn nó to hay nhỏ, bắt chéo theo hình ngôi sao, cột 5 đầu lại, kê 5 gốc xoay quanh trung tâm để đèn bung ra, khung đèn là quan trọng nhất, nếu khung đèn không chắc, không bung to thì đèn làm ra trông sẽ rất xấu.




+ Giấy kiến màu sẽ được cắt theo các cánh, sao cho đều, đẹp, không dư không thiếu, giấy kiến thì phải cắt cho nó hơi đùng một tí, để đến khi bạn cho nến vào đốt chúng căng ra vì nóng sẽ vừa, nếu lỡ làm căng quá, giấy kiến sẽ bị nổ, đèn chơi được có tí.




+ Dùng keo dán giấy kiến lên các cánh, là xem như gần xong rồi đó, giờ chúng ta dựng đứng đèn lên, bắt dây kẽm vào giữa. Nhớ là đoạn giây kẽm trước khi gắn vào phải được xoắn ngay giữa để làm giá đỡ đèn cầy nhé.




+ Chặt 1 thanh cây vừa tay cầm, gắn dây buộc vào đèn.



+ Để đèn nơi thoáng mát, cho đèn từ khô keo và căng căng giấy kiến lên xíu.



Vậy là đèn của mình đã hoàn thành, ở quê mình, vào ngày này không chỉ đơn giản là trăng lên thưởng trăng, mà là một cuộc chiến ngầm khốc liệt giữa đám con nít trong xóm.



Vào ngày hôm đó, mình cứ nhấp nhõm ra ra vào vào, soạn sành tươm tắc, đèn cầy thì để vào bọc ni lông, que diêm cũng để vô, mặc đồ mới nha, rồi trời mà sụp chiều là ra đường ngồi.



Con nít mà đi qua là tháp tùng, lúc đầu là 3 -4 đứa, lúc sau đi theo xóm là cả mốt đám con nít hơn chục đứa, từ nhỏ đến lớn, nhỏ thì cầm đèn nhỏ, lớn thì cầm đèn to thiệt to, ủy ban bé xíu của mình cũng làm một cái đèn to gấp 2 người ôm, đi diễu hành khắp xóm.



Mới chơi đèn thì chưa ai nói gì hết, chỉ là có ánh đèn là vui oài, nhưng đến khi gần tàn đêm, đèn đứa nào mà tắt trước, đèn đứa nào nổ giấy kiến trước là đứa đó làm đèn dỡ, đứa đó thua rồi, mặc cho gió lớn hay bị bất cứ lý do gì thì kệ, ai bị trước thì thua trước.



Một đêm lượn khắp xóm cả chục vòng, đội lân nhí cũng theo từng nhà mà múa mừng, mình chơi hết cả lốc đèn cầy hơn chục cây, rồi phải xin đứa này đứa kia cho đốt tiếp, có đứa đốt gần hết rồi mới ngắt ra cho mình cái còi ở dưới chưa tới 2cm, không đủ cái đế cộng kẽm. Rồi sinh ra cái trò đi giật đèn cầy, đứa nào mà bị ghét là xem như không còn đèn cầy để đốt.




Bố mẹ ông bà thì cũng vui lấy, cúng kiến ăn uống, nhang khói ngút ngát, vui nhất là được mẹ cho bánh trung thu. Cả nhà 4 người nhưng được mỗi 2 cái bánh trung thu. Cắt ra làm 8 mảnh, mỗi người 2 mảnh, ba mẹ thì có bao giờ được ăn nếu mà lũ con cái chưa ngán, mình thì canh anh hai sơ suất là cướp bánh và chạy đi mất.




Bao nhiêu là kỉ niệm cứ đến trung thu là mình rơm rớm nước mắt nhớ về nó.



Giờ có chồng, có con, lo cho cuộc sống mưu sinh mình đôi khi không có thời gian quan tâm hôm nay là ngày gì nữa. Trung thu năm trước cu cậu mới có 6 tháng tuổi, nên mẹ và bé ru rú trong nhà, trung thu năm nay cu cậu ấy đã lớn rồi, có thể tự chạy nhảy, tự ăn uống vui chơi, nên mình sẽ về quê làm đèn cho em ấy.



Đèn thì bán lắm ngoài phố nhưng mình và cu cậu sẽ tự tay làm một cái.



Bánh trung thu thì bây giờ không phải đến nổi không mua được một chục cái bánh, nào là bánh dẻo, bánh nướng, bánh trăng vàng
thì hơi đắc thật, nhưng mà cũng cho thỏa cơn thèm nhé !!