Cúng thôi nôi là nghi lễ được thực hiện khi bé tròn 1 tuổi, cũng giống như lễ cúng đầy tháng, chúng ta cần chuẩn bị chu đáo để cúng Bà Mụ và Đức Ông để bày tỏ lòng biết ơn, cũng như cầu mong sự che chở từ các vị Tiên. Để biết rõ hơn lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị những gì? Sắp xếp mâm cúng như thế nào hợp lý nhất? Mời các bạn theo dõi bài viết sau.

cúng thôi nôi cho bé

1. Cúng thôi nôi là gì? Ý nghĩa của việc cúng thôi nôi cho bé?

Cúng thôi nôi là lễ cúng truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam. Lễ cúng được thực hiện khi bé tròn 1 tuổi. Thôi nôi được hiểu là rời khỏi chiếc nôi mà bé đã dùng trong suốt một năm đầu đời để chuyển đến nơi nằm khác lớn hơn, ngụ ý cho thấy bé bước sang sự phát triển mới.

Lễ cúng thôi nôi mang ý nghĩa tốt đẹp :

  • Kỉ niệm ngày sinh nhật đầu tiên.
  • Chấm dứt thời kỳ bé ở trong nôi.
  • Báo tin vui đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm sự tồn tại của một sự sống mới.
  • Tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông, chư thần đã che chở nặn ra cháu theo quan niệm nhân gian. Mong các vị phù hộ chăm sóc cho bé.
  • Là dịp để người thân, gia đình sum vầy.
  • Thể hiện nét văn hóa truyền thống trong nghi lễ thờ cúng tâm linh của dân tộc Việt Nam.

2. Các bước cần làm để cúng thôi nôi cho bé:

  • Chọn đúng ngày cúng thôi nôi cho bé.
  • Chuẩn bị các đồ cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái.
  • Chọn hướng đặt bàn cúng, sắp xếp mâm cúng.
  • Chọn người đại diện gia đình để đốt nhang khấn cúng.
  • Đọc bài khấn để cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé.

3. Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái chính xác:

Từ ngàn đời xưa, dân tộc ta thường chọn ngày theo lịch âm để cúng các dịp lễ tết, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ hoặc bất cứ các nghi lễ văn khấn cúng nào. Vì vậy, ta sẽ dựa vào lịch âm để tính mốc thời gian làm lễ thôi nôi cho bé. Tính ngày cúng thôi nôi cho bé dựa vào nguyên tắc “gái lùi 2, trai lùi 1”. Ngày cúng thôi nôi cho bé trai khác so với bé gái. Nếu bé sinh 12/3 âm lịch thì:

  • Ngày cúng thôi nôi cho bé trai sẽ là ngày 11/3 âm lịch năm sau.
  • Ngày cúng thôi nôi cho bé gái là ngày 10/3 âm lịch năm sau.

4. Thời gian tiến hành lễ cúng thôi nôi cho bé:

Người xưa quan niệm rằng “Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt”. Việc chọn giờ làm lễ cũng rất quan trọng, giúp mang lại sự may mắn cho con. Giờ cúng có thể lựa chọn vào buổi sáng (7 – 11h) hoặc chiều mát (15 – 19h). Muốn kĩ càng hơn, bố mẹ nên chọn giờ cúng thôi nôi theo tuổi để tránh xung khắc với cung mệnh.

cách chọn giờ cúng thôi nôi

Ví dụ bé sinh tuổi Hợi thì tam hợp có Hợi – Mùi – Mão còn tứ hành xung có Hợi – Tỵ – Dần – Thân. Dựa vào tam hợp và tứ hành xung thì tổ chức lễ cúng thôi nôi tốt nhất vào các giờ Hợi – Mùi – Mão, ngoài ra đặc biệt tránh vào giờ tứ hành xung Hợi – Tỵ – Dần – Thân.

  1. Giờ Tý (23h-1h)
  2. Giờ Sửu (1h-3h)
  3. Giờ Dần (3h-5h)
  4. Giờ Mão (5-7h)
  5. Giờ Thìn (7h-9h)
  6. Giờ Tỵ (9-11h)
  7. Giờ Ngọ (11-13h)
  8. Giờ Mùi (13-15h)
  9. Giờ Thân (15-17h)
  10. Giờ Dậu (17-19h)
  11. Giờ Tuất (19-21h)
  12. Giờ Hợi (21-23h)

Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn giờ làm lễ khi trời còn sáng để thuận tiện cho việc tiến hành.

Cách sắp mâm cỗ cúng thôi nôi bé khỏe mạnh, lớn nhanh. (imiale.com)