Thủy đậu là căn bệnh không chừa một ai, đặc biệt với những người có miễn dịch kém. Nếu chẳng may mắc bệnh trong thai kỳ, việc xử lý sẽ khó khăn do cần đảm bảo an toàn cho em bé. Vậy bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

hình ảnh

I. Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu (Varicella zoster) gây ra. Đối với phụ nữ đã từng bị thủy đậu trước đó hoặc đã tiêm phòng vacxin thủy đậu trước khi mang thai thì cơ thể đã có sẵn kháng thể. Vì vậy bà bầu sẽ không phải lo lắng nguy cơ mắc phải virus thủy đậu.

Tuy nhiên đối với phụ nữ chưa có kháng thể với virus thủy đậu, khi mang thai nếu mắc bệnh có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Dưới đây là những nguy cơ mẹ và bé có thể gặp trong thai kỳ.

1. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Thai kỳ từ 8 đến 12 tuần tuổi nếu mẹ bị thủy đậu thì con sinh ra có 0,4% mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Dấu hiệu điển hình của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là da có sẹo.

Những số liệu thống kê đã cho thấy, trong số những trẻ sinh ra bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có đến 30% trẻ sẽ tử vong trong vòng 1 tháng đầu đời. Khoảng 15% trẻ sẽ mắc bệnh Zona trong vòng 4 năm kể từ khi sinh. Ngoài ra trẻ còn có thể gặp một số biến chứng khác như.

  • Bệnh lý về mắt
  • Chân tay bị teo lại
  • Dị tật đầu nhỏ
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Bại não hoặc chậm phát triển hệ thần kinh
  • Trẻ nhẹ cân và chậm phát triển

Không những vậy, nếu người mẹ mang thai ở giai đoạn này bị bệnh thủy đậu còn có thể dẫn đến sảy thai.

2. Trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ

Khoảng thời gian từ tuần 13 đến 20 của thai kỳ, nếu bà mẹ bị mắc thủy đậu thì tỷ lệ con sinh ra bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh sẽ tăng lên 2%.

Nếu bà bầu bị thủy đậu từ tuần 20 trở đi, thai nhi hầu như không gặp phải nguy hiểm hay biến chứng gì.

3. Trước khi chuyển dạ 5 ngày hoặc 2 ngày sau khi sinh

Giai đoạn này nếu phụ nữ mang thai bị thủy đậu, trẻ sinh ra có thể bị nhiễm thủy đậu lan tỏa. Do trẻ mới sinh ra hệ miễn dịch còn yếu, chưa nhận được đủ kháng thể từ mẹ nên nhiễm thủy đậu lan tỏa có thể xảy ra.

Theo những số liệu thống kê, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh khi gặp hội chứng thủy đậu lan tỏa là khoảng 30%.

Những biến chứng khi nhiễm thủy đậu ở phụ nữ mang thai là rất nguy hiểm, vì vậy cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

II. Cách xử lý bệnh thủy đậu cho phụ nữ mang thai

Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, những biện pháp điều trị hiện nay chỉ là hỗ trợ và tăng cường miễn dịch.

  • Khi thai phụ bị bệnh thủy đậu cần nghỉ ngơi. Kết hợp với bổ sung nước và điện giải, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Khi có triệu chứng sốt, có thể sử dụng Paracetamol.để hạ sốt cho bệnh nhân kết hợp bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Ngoài ra, sử dụng thuốc sát trùng để sát khuẩn vùng da bị mụn nước.cũng giúp giảm nguy cơ loét da hay nhiễm trùng thứ phát. 
  • Hiện nay bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Varicella zoster globulin (VZIG) cho phụ nữ mang thai để tránh xảy ra biến chứng. Phương pháp này chỉ có tác dụng giảm rủi ro cho thai phụ.chứ không giảm được biến chứng xảy ra cho thai nhi.
  • Nếu bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng, có nguy cơ gây viêm phổi, Acyclovir đường tiêm tĩnh mạch có thể sử dụng để điều trị thủy đậu cho sản phụ và giảm biến chứng cho thai nhi.

Nguồn Dizigone.vn