Ngày nay, số người mắc các vấn đề về xương khớp ngày một nhiều. Nguyên nhân có thể do thói quen lười vận động, đặc trưng công việc làm văn phòng… Hơn nữa, không như trước kia, giờ những người có vấn đề về xương khớp lại đa phần là người trẻ.
Theo BS. Nguyễn Trần Như Thủy (Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM) cho hay: Triệu chứng đau nhức xương khớp nhẹ có thể tự khỏi khi bạn nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, xoa bóp nhẹ nhàng để giúp dây thần kinh thư giãn.
Tuy nhiên, có đôi khi tình trạng này không khỏi thì bạn có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà, sử dụng ‘cây nhà lá vườn’ chẳng hạn như ngải cứu. Đây là vị thuốc Đông y được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như chứng đau bụng mỗi khi đến kỳ ở phụ nữ. Nó được người dân tin dùng từ ngày xưa.
Đối với bệnh xương khớp, ngải cứu cũng mang đến nhiều lợi ích. Bản thân mình cũng đã từng sử dụng rất nhiều lần rồi.
Mình thấy trên báo cũng đã có nhắc đến công dụng điều trị bệnh xương khớp của ngải cứu rồi các mẹ. Cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng xem để biết cách làm nha.
Đau mỏi vai gáy là tình trạng nhiều người trẻ gặp phải. Ảnh minh họa, nguồn: dreamstime
Ngải cứu có tác dụng gì với xương khớp?
Theo Đông y, ngải cứu có vị cay đắng, tính ấm với mùi thơm đặc trưng. Nó có công dụng tán hàn thấp, làm ấm cơ thể và cầm máu.
Loại ‘cây nhà lá vườn’ này thường được chị em phụ nữ sử dụng để chữa chứng đau bụng do lạnh, đau bụng khi đến tháng, chu kỳ không đều, động thai, chảy máu cam. Đặc biệt nó rất tốt với người bị đau nhức xương khớp do nhiễm phong hàn hoặc khí huyết kém lưu thông.
Y học hiện đại ghi nhận: Ngải cứu có chứa hoạt chất flavonoid với khả năng chống viêm và giảm đau rất tốt. Không chỉ thế, trong cây ngải cứu còn chứa asinthin và anabsinthine. Đây cũng là hai chất chống viêm hiệu quả. Lượng tinh dầu dồi dào trong ngải cứu thì có tác dụng gây tê tự nhiên.
Tannin trong ngải cứu có khả năng chống phù nề còn mineol thì chống lại sự xơ hóa, làm giảm đau, giúp mềm gân. Trong khi đó, chất thyon có thể kích thích gân cơ và dây chằng. Từ đó, đẩy nhanh quá trình phục hồi cử động. Ngoài ra, ngải cứu còn chứa một số chất khác với công dụng tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp, giảm viêm sưng và thông mạch.
Tất cả những điều này khiến ngải cứu trở thành loại cây trị bệnh xương khớp hiệu quả, làm giảm sưng tấy, nóng đỏ rất tốt.
Ngải cứu có tác dụng điều trị bệnh xương khớp tốt. Ảnh minh họa, nguồn: oraremos
Vậy bạn có thể chữa bệnh xương khớp với ngải cứu bằng cách nào?
+ Dùng túi chườm nóng:
Việc áp dụng biện pháp này có tác dụng đả thông kinh mạch, khơi thông khí huyết. Điều này giúp hệ xương khớp được thư giãn, làm giảm triệu chứng đau. Đồng thời, giúp bạn thấy thư thái, dễ chịu hơn.
Cách làm như sau:
- Bạn lấy 400g ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo nước.
- Sau đó, cắt ngải cứu thành từng khúc rồi rang trên bếp với khoảng 2 nắm muối hạt.
- Bạn có thể thêm chút gừng già để tăng thêm tính ấm của túi chườm, thái gừng thành các sợi dày rồi trộn chung với hỗn hợp muối và ngải cứu.
- Tiếp đó, bạn dùng khăn mềm bọc lại, để cho nguội bớt và đắp lên vùng khớp bị đau. Khi thấy da vừa đủ nóng thì nhấc lên rồi tiếp tục chờm cho đến khi nguội.
- Cách này bạn có thể thực hiện 2 – 3 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
Sau khi hỗn hợp ngải cứu và muối nguội, bạn vẫn có thể tái sử dụng bằng cách cho lên chảo rang lại hoặc làm nóng bằng lò vi sóng.
Đối với khu vực đau là khớp vai hoặc thắt lưng thì bạn nên dùng thêm một tấm khăn mỏng với độ dài phụ hợp để bọc lại túi chườm. Sau đó, buộc vào khu vực xương khớp bị đau. Tuy nhiên, bạn nên chú ý tới độ nóng vừa phải để tránh gây bỏng, rát da nhé.
Bên cạnh đó, nếu là lần đầu thực hiện cách chườm nóng, bạn cần để da làm quen với nhiệt độ. Do đó, hãy sử dụng túi chườm với mức nhiệt vừa phải. Bạn có thể dùng nhiều lớp khăn bọc lại để chườm. Khi nguội bớt thì từ từ mở từng lớp da. Nên có một lớp vải mỏng lót ở bề mặt da. Sau này, khi đã quen với nhiệt độ thì có thể không cần nữa.
Ngoài ra, cách chườm nóng này không thích hợp với nhưng vùng xương khớp bị sưng nóng đỏ, viêm nhiễm, có vết thương chảy máu. Bởi, nó có thể khiến tình trạng nặng thêm. Với những vết thương này, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
Ngâm chân bằng lá ngải cứu rất tốt. Ảnh minh họa, nguồn: Eva
+ Ngâm hoặc tắm bằng ngải cứu:
Bạn cũng có thể sử dụng lá ngải cứu để ngâm chân hoặc dùng làm nước tắm để chữa bệnh xương khớp. Cách này đơn giản mà cũng cho hiệu quả cao. Cách này có tác dụng tán phong hàn, khử ứ, giảm căng thẳng. Từ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.
Cách làm như sau:
- Bạn dùng 400g lá ngải cứu tươi, mang rửa sạch rồi cắt thành từng khúc.
- 300g gừng già mang rửa sạch, đập dập
- Sả lấy 4 cây cũng rửa sạch, đập dập.
- Sau đó, bạn cho cả ngải cứu, gừng và sả vào 1,5 – 2 lit nước và nấu sôi trong 10 phút thì tắt bếp, hãm thêm 2 phút thì lọc bã, pha thêm nước để tắm hoặc dùng ngâm vùng khớp bị đau, ngâm chân.
Những người bị bệnh xương khớp nên sử dụng ngâm hoặc tăm 2 lần/ngày cho đến khi hết đau. Song, bạn càn nhớ rằng đừng tắm muộn quá 19h vì sẽ khiến cơ thể bị lạnh. Điều này không tốt cho sự phục hồi của cơ xương.
Cách này cũng có thể dùng để điều trị bệnh đau đầu. Tuy nhiên, bạn nên đổ nhiều nước hơn, ngập mặt lá và thêm chút bạc hà hoặc húng cây để đun sôi rồi xông hơi trong 20 phút. Những tinh dầu trong này có tác dụng giảm đau, nhanh chóng xua tan cơn đau đầu.
+ Kết hợp ngải cứu với mật ong:
Mật ong là thực phẩm có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị nhiễm trùng rất tốt. Vì lẽ đó nên nó được sử dụng như phương thuốc chuyên trị các vết thương. Hơn nữa, mật ong còn rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy mà có thể củng cố hệ xương khớp, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ xương. Ngoài ra, thực phẩm này còn có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch nữa.
Cách chữa đau xương khớp bằng ngải cứu với mật ong rất đơn giản. Cách làm như sau:
- Lấy ngải cứu rửa sạch và mang ngâm nước muối trong 10 phút thì vớt ra, để ráo nước.
- Bạn giã nát lá ngải cứu tươi rồi thêm 2 thìa mật ong vào, trộn đều lên.
- Cuối cùng, dùng khăn mỏng chắt lấy phần nước cốt để uống trong ngày, nên dùng liên tục trong 1 – 2 tuần để thấy hiệu quả.
Lá lốt kết hợp với ngải cứu cũng mang tới tác dụng hiệu quả với bệnh xương khớp. Ảnh minh họa, nguồn: Eva
+ Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu và lá lốt:
Lá lốt là nguyên liệu nấu ăn cũng được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Song, ít người biết rằng, nó còn có công dụng trị bệnh viêm khớp cực hiệu quả.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay thơm, tính ấm, vào tỳ vị. Nó có công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí, giảm đau… Vì thế, lá lốt hay được dùng để trị chứng đau bụng do nhiễm lạnh, chữa tiêu chảy, hội chứng lỵ trên cơ địa hư hàn, chữa đau đầu, đau răng, đầy bụng…
Y học hiện đại cũng công nhận rằng, lá và thân của lá lốt có chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen và chất benzyl axetat. Những chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, lá lốt cũng có nhiều alkaloid với khả năng khám khuẩn, kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp.
Vì thế, loại lá này có thể dùng để chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, đau xương khớp, viêm khớp hiệu quả.
Cách kết hợp lá lốt và ngải cứu để loại bỏ cơn đau nhức xương khớp như sau:
- Lấy ngải cứu và lá lốt mang rửa sạch, để ráo. Sau đó, bạn cho vào chảo ít muối để rang lên cho tới khi đổi màu.
- Cho cả ba thứ nguyên liệu này vào miếng vải, để nguội bớt thì đắp lên vùng khớp bị viêm đau.
- Với cách này, bạn kiên trì dùng 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Mặc dù ngải cứu rất tốt cho sức khỏe, nhất là bệnh viêm khớp nhưng khi dùng bạn cũng nên tuân thủ một số lưu ý sau:
+ Sử dụng ngải cứu để chữa đau nhức xương khớp chỉ thích hợp trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm ở mức độ nhẹ và vừa. Còn nếu bệnh nhân ở mức độ nặng thì nên đi tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có hướng điều trị thích hợp.
+ Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa và sự tương thích với các hợp chất trong lá ngải. Do đó, không phải ai cũng đạt được hiệu quả giống ai, cần kiên trì.
+ Khi sử dụng ngải cứu để đắp lên vùng khớp bị viêm đau, cần chú ý đến nhiệt độ, tránh trường hợp bị bỏng. Vì thế, trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra độ ấm thích hợp, nhất là nếu sử dụng cho trẻ em thì phải hết sức thận trọng.
+ Không nên lạm dụng quá nhiều ngải cứu vì nó có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa nếu dùng quá liều lượng cho phép.
+ Tinh dầu trong ngải cứu rất nhiều nên nếu uống với lượng lớn sẽ gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh về gan. Do đó, những người có chức năng gan yếu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
+ Trường hợp bị co giật chân tay, co giật toàn thân thì phải ngưng dùng lại và đến cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Trên đây là những cách điều trị bệnh xương khớp bằng ngải cứu mà mình tìm thấy thông qua báo chí nè các mẹ. Nhà mình hay bị đau nhức xương khớp lắm, không biết có phải di truyền không mà từ ông bà, bố mẹ cho đến mình đều bị đau. Mỗi lần đau thì toàn dùng ngải cứu để ngâm chân hoặc chườm nóng lên, thấy ‘đã’ lắm luôn các mẹ.
Mình thấy cái này dễ làm mà hiệu quả nên nhà ai mà có người già ý, là thích hợp lắm luôn. Vì người già kiểu gì cũng đau, nhất là những hôm mà trời trở, mùa Đông rét mướt ý, ngâm chân nước ấm với ngải cứu xong dễ chịu, dễ ngủ cực nhé.