Khi nhiễm nCoV ai cũng lo phổi của mình bị tổn thương, vì điều này có thể nguy hiểm sự sống, nhưng nếu không vào viện để chụp chiếu thì khó lòng biết được. Làm thế nào mà chúng ta khi nhiễm vi rút có thể dự đoán được nguy cơ tổn thương phổi của mình, bác sĩ chỉ bài test  rồi nha.

hình ảnh

Khi nhiễm nCoV ai cũng lo phổi của mình bị tổn thương. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Mới đây, GS Dương Quý Sỹ, phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam đã chia sẻ trên báo chí phương pháp "test đi bộ 6 phút" vào phác đồ đánh giá bệnh nhân nCoV. Bài test này nhằm phát hiện sớm những người có tổn thương phổi tiềm ẩn và tình trạng giảm oxy máu sớm, chỉ phát hiện ra khi vận động. Cụ thể như sau:

Các bước thực hiện test đi bộ 6 phút tại nhà cho người bị nhiễm nCoV, bao gồm:

Bước 1: Đo SpO2 đầu ngón tay và ghi nhận chỉ số trước khi thực hiện test.

Bước 2: Tự canh mốc thời gian, đặt chế độ bấm giờ 6 phút trên điện thoại hoặc có thể nhờ người sống cùng là F0 bấm hộ để thông báo khi hết 6 phút.

Bước 3: Đi bộ vòng quanh phòng hoặc khoảng trống trong sân nhà liên tục trong vòng 6 phút không nghỉ.

Bước 4: Ghi nhận chỉ số SpO2 ngay khi vừa hết 6 phút, sau đó ngừng đi bộ và ngồi nghỉ.

Bước 5: Diễn giải kết quả:

Nếu sau đi bộ 6 phút mà SpO2 vẫn không thay đổi và vẫn ≥95% thì tình trạng oxy hóa máu tốt.

Nếu chỉ số SpO2 còn 93 - 94%, tình trạng oxy hóa máu giảm lúc vận động cần theo dõi và có thể thực hiện test đi bộ sau 6 - 8 giờ. Trong trường hợp nếu vẫn không cải thiện thì nên theo dõi sát và xin lời khuyên của bác sĩ gia đình hoặc các đơn vị chăm sóc tại nhà.

Nếu chỉ số SpO2 >3 chỉ số %, cũng cần thông báo và xin ý lời khuyên của bác sĩ.

hình ảnh

Test đi bộ 6 phút có thể phát hiện sớm tổn thương phổi. Ảnh minh họa/Nguồn: Báo Phụ nữ/TTXVN

Các lưu ý khi thực hiện bài test

- Khi đi bộ nên đi theo bước chân thường ngày đi tập thể dục hoặc theo nhịp sinh hoạt bình thường, không nên gắng sức đi nhanh mà gây tình trạng khó thở.

- Trong quá trình test đi bộ, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường như: đau đầu, chóng mặt, đau ngực, ho nhiều, khó thở, thì phải ngưng ngay và ngồi nghỉ cho đến khi hết triệu chứng, thông báo cho người nhà hoặc bác sĩ gia đình.

- Để tránh trường hợp đi bộ chậm quá mức, những người thường xuyên đi bộ tập thể dục như vậy có thể lấy mức khoảng cách tối thiểu đạt được khi đi bộ 6 phút của nữ dưới 60 tuổi là 400m và nam là 480m. Đồng thời cần lưu ý duy trì nhịp hít thở sâu và điều hòa khi thực hiện test đi bộ 6 phút.

- Với những người (dưới 60 tuổi) không mắc các bệnh hô hấp, tim mạch trước đây nhưng có SpO2 trước khi thực hiện test đi bộ 6 phút < 95%, thì tốt nhất không nên thực hiện test và lưu ý theo dõi thêm, hoặc có thể báo cho bác sĩ gia đình hoặc đơn vị chăm sóc y tế.

- Nếu chỉ có một mình trong phòng khi thực hiện test, có thể không cần đeo khẩu trang trong 6 phút đi bộ này. Ngoài ra, có thể lập lại test mỗi 6-8 giờ và mỗi ngày để theo dõi tình trạng oxy máu của mình có ổn định hay không và ghi vào sổ theo dõi sức khỏe cá nhân.

Trên đây là cách "đi bộ 6 phút" phát hiện sớm tổn thương phổi ở bệnh nhân F0 mình vừa đọc được trên 1 tờ báo nên chia sẻ lại. Phương pháp này không chỉ hữu ích đối với các F0 đang điều trị ở nhà, mà tại các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân nCoV, việc thực hiện test đi bộ 6 phút cho bệnh nhân trước khi xuất viện cũng có thể giúp đánh giá được tình trạng suy hô hấp của người bệnh đã ổn định hay chưa.

Nguồn: Tổng hợp