Di chứng phổ biến nhất mà mọi người thường gặp sau khi khỏi cô vít đó là khó thở. Rất nhiều người hậu cô vít than thở rằng bản thân vẫn cảm thấy khó thở, thở khó nhọc dù đã âm tính với virus.

Nhiều người loay hoay không biết nên làm thế nào để giảm tình trạng khó thở do di chứng cô vít để lại.

Về vấn đề này thì mình có đọc được trên báo điện tử VnExpress có chia sẻ các tư thế giúp thư giãn, giảm khó thở do di chứng hậu cô vít để lại. Mình chia sẻ lại bên dưới để ai cần thì tham khảo nha.

Sinh hoạt bình thường cũng gây khó thở

Được biết, khó thở là triệu chứng rất phổ biến ở người mắc di chứng cô vít kéo dài. Người nhiễm cô vít đã khỏi có thể thở nông hoặc sâu hơn bình thường. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng có thể gây khó thở như thay quần áo, đi vào phòng tắm, làm việc nhà.

Khi bị khó thở, người từng nhiễm cô vít cần ngừng nói hay di chuyển. Từ từ phục hồi nhịp thở, thư giãn bằng cách nhìn vào bức tranh hay cảnh vật, thực hiện các bài tập kiểm soát hơi thở.

Sau đây là 5 tư thế thư giãn giúp người đã khỏi cô vít có thể kiểm soát nhịp thở, giảm mức độ khó thở, theo hướng dẫn của các bác sĩ Bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Đại học Y dược TP HCM.

Tư thế 1:  Ngồi ngã người phía trước

hình ảnh

Tư thế ngồi ngã ngửa. Ảnh minh họa, nguồn: VnExpress

Ngồi ngã người về phía trước, đặt khuỷu tay lên đầu gối.

Tư thế 2: Ngồi dựa vào bàn

hình ảnh

Tư thế dựa vào bàn. Ảnh minh họa, nguồn: VnExpress

Chúng ta ngồi ngã người về phía trước, đặt khuỷu tay lên bàn, có thể kê thêm gối và tựa đầu vào gối.

Tư thế 3: Nằm nghiêng với đầu cao

hình ảnh

Tư thế nằm nghiêng. Ảnh minh họa, nguồn: VnExpress

Mọi người nằm nghiêng về một bên, thêm nhiều gối dưới đầu và vai, hai gối hơi co.

Tư thế 4: Đứng ngã người phía trước

hình ảnh

Tư thế ngã người ra phía trước. Ảnh minh họa, nguồn: VnExpress

Chúng ta đứng ngã người về phía trước, hai khuỷu tay trên ghế, tường hoặc lan can. Có thể sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu bạn đang đi bộ.

Tư thế 5: Đứng dựa tường

hình ảnh

Tư thế dựa tường: Ảnh minh họa, nguồn: VnExpress

Mọi người thực hiện đứng tựa lưng vào tường hai tay thả lỏng.

Trong quá trình thư giãn, người bị khó thở hậu cô vít có thể tập các bài tập giúp kiểm soát khó thở hiệu quả như thở mím môi. Mọi người cần tập trung vào nhịp thở, thở chậm và thư giãn nhịp nhàng. Mím môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ 3-5 giây nếu không khó thở sau đó chúm môi như thổi sao và từ từ thở ra bằng miệng trong 4 nhịp.

Dưới đây là 3 cách tập thở phục hồi phổi, mọi người nên tham khảo vì nó cũng rất có ích nha:

1. Bài tập thở chúm môi

Tư thế ngồi dựa lưng hoặc nằm đầu cao.

Thực hiện: Hít vào bằng mũi 2 nhịp. Thở ra 4 giây bằng miệng chúm lại như đang thổi sáo. Tiếp theo là nhịp thở ra theo sức của mỗi người.

2. Bài tập thở bụng

Nằm ngửa, lưng dựa gối thoải mái, một tay đặt ở ngực, tay còn lại đặt ở bụng. Để cảm nhận được độ di động của ngực và bụng mọi người co đầu gối lại, điều này giúp nâng cơ hoành lên, hỗ trợ hít thở tốt hơn. Hít thở bằng mũi trog 2 giây, mọi người tự đếm. Bụng phình lên giữ hơi thở lại trong bụng từ 3 đến 5 giây theo sức khỏe chúng ta, sau đó thở dài ra bằng miệng như thổi sáo, bụng xẹp xuống.

Hít vào 1 đến 2 nhịp,thở ra 4 nhịp gấp đôi nhịp hít vào.

3. Bài tập thở ngực, kết hợp tay

- Ngồi ở cạnh giường hoặc ngồi trên ghế để thưc hiện bài tập này

Bắt đầu đưa tay lên kết hợ hít vào bằng mũi. Giữ hơi lại từ 3 đến 5 giây theo nhịp tự đếm.

Hạ tay xuống và thở dài ra như kiểu thở chúm môi.

- Tư thế hai tay song song trước mặt, đan chặt bàn lay tại

Mọi người có thể tập bài tập này ở tư thế 2 tay song song trước mặt, đan chặt hay bàn tay lại. Khi hít vào bằng mũi thì kéo hai tay qua đầu, giữ hơi lại từ 3 đến 5 giây. Khi hạ tay xuống thì kết hợp thở chúm môi như đã hướng dẫn ở trên.

Khi thực hiện bài tập này chúng ta sẽ mở rộng lồng ngực ra, hút oxy vào phổi được nhiều hơn.

- Tư thế nằm ngửa sang nằm nghiêng

hình ảnh

Áp dụng đúng các tư thế giúp việc đưa oxy vào phổi dễ dàng hơn. Ảnh mình họa, nguồn:Internet

Chúng ta nằm ở các tư thế khác nhau sẽ tạo thuận lợi giúp cơ thế đưa ôxy vào tất cả các vùng của phổi.

Nên duy trì tư thế này ít nhất từ 30 phút đến 2 tiếng ở mỗi tư thế.

Mọi người có thể nằm nghiêng sấp và dùng gối hỗ trợ ở đầu gối để tạo cảm giác thoải mái.

Chú ý: Không dành nhiều hời gian để năm ngửa nha mọi người.

- Nằm nghiêng sấp sang nằm sấp

Trong khi nằm sấp mọi người có thể đựt tay lên đầu hoặc duỗi tay xuôi theo cơ thể. Việc nằm sấp có thể cải thiện tình trạng thiếu ô xy trong thời gian ngắn và ngăn chặn tình trạng diễn biến nặng hơn.

Để thấy thoải mái mọi người có thể nghiêng đầu sang trái hoặc sang phải để hạn chế việc co ngắn vùng cơ ở cổ.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Khỏi cô vít chưa phải là đã an toàn, vì vậy mọi người nên chú ý tới các triệu chứng nguy hiểm sau khi đã khỏi để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị nha.

Nguồn tổng hợp