Mộc nhĩ là món ăn quen thuộc và mình rất hay xào thực phẩm với thịt lợn vai, hoặc thỉnh thoảng cuối tuần có thời gian mình thường làm nem cuốn rất ngon, hợp khẩu vị với các thành viên trong nhà, nhất là mấy đứa trẻ rất háo hức.


Không chỉ vậy, mẹ chồng mình còn khuyến khích ăn món này thường xuyên vì bà đọc được thông tin rằng, mộc nhĩ còn là 1 dược liệu quý rất tốt cho sức khoẻ như: giảm mỡ máu, tăng cường trí nhớ, chống ôxy hóa và còn giúp giảm cân rất tốt.


webtretho


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet


Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo. Theo thống kê giá trị dinh dưỡng có trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6g protit; 0,2g lipit; 65,5g glucit; 201mg canxi; 185mg photpho; 185mg sắt; 0,03mg caroten; 0,15mg vitamin B1; 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin B3. Mộc nhĩ rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng sắt rất cao, vượt xa cả các loại thực phẩm vốn chứa nhiều sắt khác như rau cần, vừng, gan lợn…


Trong Đông y, mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết, chỉ huyết, ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm thức ăn và làm thuốc cho những người mắc các chứng bệnh như xuất huyết (đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, đái ra máu, xuất huyết đáy mắt, rong kinh, băng lậu, ho ra máu…), táo bón, viêm dạ dày mạn tính thể vị âm bất túc, ho do phế táo, thiếu máu…


Thông thường, nhiều người chỉ dùng mộc nhĩ như một thứ nguyên liệu phụ trong quá trình chế biến các món ăn, nhưng trong Đông y, mộc nhĩ được dùng dưới nhiều dạng khác nhau như xào nấu, sấy khô, tán bột uống hoặc bôi đắp… nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật.


Một số món ăn có tác dụng chữa bệnh từ mộc nhĩ rất tốt cho người tăng huyết áp, mỡ trong máu cao từ mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng mà mẹ vừa hướng dẫn cho mình như sau:


Mộc nhĩ xào nấm hương


Mộc nhĩ đen khô, mộc nhĩ trắng khô mỗi loại 20g, nấm hương 250g, rượu chát 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 4g, bột nêm 3g, dầu ăn 35g.


Cách làm: Đem 2 loại mộc nhĩ ngâm trong nước nóng cho nở ra hết, sau đó cắt bỏ cuống, xé nhỏ. Nấm hương rửa sạch, xắt miếng mỏng vừa ăn, gừng xắt lát, hành xắt khúc.


Đặt chảo dầu lên bếp đun nóng già, cho gừng, hành vào phi thơm, đổ 2 loại nấm và xào, thêm rượu đảo cho tới khi chín, cho muối, bột nêm vừa ăn.


Công dụng: Tư âm, nhuận phế, giảm béo hạ mỡ máu, đẹp dung nhan.


Mộc nhĩ xào trứng sữa


Mộc nhĩ trắng 30 gam, trứng cút 5 quả, sữa bò 150 ml, đường trắng.


Cách làm: Mộc nhĩ trắng đem ngâm nước nóng cho nở, bỏ cuống, rửa sạch, xé miếng. Trứng cút đập vào bát, đánh đều. Cho mộc nhĩ trắng vào nồi, đổ vừa nước, đun nhỏ lửa khoảng 2 giờ, đổ trứng cút, đường trắng vào khuấy đều rồi nấu sôi. Tiếp theo bạn cho sữa bò vào nấu đến khi sôi lại là được. Ăn nóng vào buổi sáng khi bụng đói.


Công dụng: Sữa bò chứa protein, lipid, đường, khoáng chất và nhiều loại vitamin. Khoáng chất và protein trong sữa bò có tác dụng ổn định tinh thần, giảm huyết áp. Acid orotic trong sữa bò có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, bảo vệ tim thông qua việc nâng cao nồng độ protein và giảm sức căng cơ tim.


Mộc nhĩ xào thịt gà


Mộc nhĩ đen 20g, Mộc nhĩ trắng 30g, thịt gà 250g, dưa chuột 50g, rượu chát 10g, muối 5g, bột nêm 3g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn 35g.


Cách làm: Ngâm nước 2 loại mộc nhĩ khô trong nước nóng cho nở hết, bỏ cuống, xé nhỏ. Gà rửa sạch, xắt miếng vuông vừa miệng; dưa chuột rửa sạch, xắt miếng mỏng; gừng xắt lát mỏng; hành xắt khúc.


Đặt chảo dầu lên bếp lửa lớn, cho hành gừng phi thơm; cho 2 loại mộc nhĩ, dưa chuột, thịt gà, rượu vào xào cho đến khi thịt gà đổi màu; cho bột nêm, xào chín là được.


Công dụng: Tư âm, nhuận phế, đẹp dung nhan, giảm béo hạ mỡ máu.


webtretho


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet


Mộc nhĩ xào cần tây


Mộc nhĩ đen 20g, mộc nhĩ trắng 20g, rau cần tây 250g, rượu chát 10g, muối 4g, bột nêm 3g, gừng 4g, hành 8g, dầu ăn 35g.


Cách làm: Mộc nhĩ sơ chế như các cách trên. Cần tây bỏ lá, rửa sạch, xắt khúc. Để chảo dầu lên bếp cho nóng, cho gừng, hành phi thơm; đổ 2 loại nấm, cho gia vị vào, xào chín là được.


Công dụng: Hạ huyết áp, nhuận phế, giảm béo hạ mỡ máu.


Mộc nhĩ trộn nguội


Mộc nhĩ 50 gam, ngân nhĩ 50 gam, các gia vị vừa dùng.


Cách làm: Ngâm nở ngân nhĩ và mộc nhĩ, rửa sạch, cho vào nước sôi nhúng một lúc. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi nêm thêm muối, bột ngọt, bột tiêu, dầu vừng, trộn đều là ăn được.


Công dụng: Mộc nhĩ đen chứa protein, đường, chất xơ, carotene và các khoáng chất calci, photpho, sắt,…có thể giảm mỡ huyết, phòng tránh đông máu, phòng trị bệnh tim mạch; đồng thời kết dính chất xơ, bụi nhỏ trong đường tiêu hóa và đường hô hấp, có lợi cho việc bài bụi giải độc.


Những ai không ăn được mộc nhĩ?


Vì có quá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên không ít người thường xuyên lạm dụng việc ăn mộc nhĩ để bồi bổ thể lực. Tuy nhiên với những người này, thì tốt nhất không nên ăn mộc nhĩ:


- Người bị loãng máu, hay bị chảy máu không nên ăn mộc nhĩ: Vì loại thực phẩm này có công dụng ngăn ngừa đông máu, giúp máu dễ lưu thông hơn.


- Người bị tiêu chảy, tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm. Lý do vì thực phẩm này có tính hàn, bổ âm.


- Người hay bị dị ứng cũng không nên ăn mộc nhĩ tươi. Lý do vì mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu sáng của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì thế những người này nên ăn nấm đã qua xử lý và sấy khô. Vì sau khi phơi khô, hầu hết các porphyrins sẽ bị phân hủy.


- Trước và sau phẫu thuật hoặc mới chữa răng ên tránh ăn nhiều mộc nhĩ.


- Người đi vệ sinh ra máu hay chảy máu mũi cũng nên hạn chế ăn thực phẩm này.


Nguồn: Tổng hợp