Dạy trẻ ứng xử là một quá trình lâu dài. Có thể cha mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian trước khi dại con nói câu “Mẹ cho con xin ít bơ” nhưng nếu bạn là tấm gương tốt và là người kiên trì, không cáu giận với con trẻ, con bạn sẽ nắm bắt rất nhanh và dễ dàng.


Dạy trẻ ứng xử cũng là một quá trình không ngừng nghỉ. Bạn có thể cảm thấy bạn đã thành công trong quá trình dạy những quy tắc ứng xử quan trọng khi con bạn lên 5 nhưng khi con bạn lên 8, cô bé bỗng trở lên gắt gỏng và cáu kỉnh. Cha mẹ vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Hãy khen con khi con mình lễ phép, ngoan ngoãn.


Các giai đoạn khác nhau trong quá trình dạy trẻ ứng xử:


Trẻ nhỏ


* Dạy trẻ học cách lễ phép bằng cách luôn lễ phép với bản thân. Thường xuyên nói “làm ơn”, “cảm ơn”.


* Khơi dậy sự cảm thông bằng cách kể chuyện về người khác cảm thấy thế nào khi họ bị tổn thương. Ví dụ, nếu bạn đang đọc truyện “Cô bé lọ lem”, bạn có thể nói cho con biết cô bé lọ lem cảm thấy đau buồn thế nào khi người em cùng cha khác mẹ đối xử tệ với cô bé cho con mình biết.


* Giới thiệu việc chia sẻ và chịu trách nhiệm dù việc làm này với lứa tuổi này còn quá sớm và rất khó khăn.


* Rửa tay chân, mặt mùi trước mỗi bữa ăn.


* Cho con dùng yếm ăn (hoặc khăn ăn).


* Khuyến khích con dùng thìa, dao dĩa và ly cốc.


* Chuẩn bị cho con một chiếc ghế cao nhưng chỉ dùng ghế đó trong lúc ăn và cho trẻ dời bàn ăn khi chúng mè nheo


* Nếu nhà bạn ăn ở nhà hàng, hãy đem theo một vài đồ chơi nhỏ hoặc bút chì màu để con có thể chơi mà không phá bĩnh.


* Hãy đáp lời con trẻ một cách nhẹ nhàng.


Trẻ từ 3 -5 tuổi


Đây là thời điểm thích hợp để cha mẹ dạy cho con mình những quy tắc ứng xử. Con trẻ ở lứa tuổi này thích những quy định chung chung và chúng cũng rất nhanh chóng nắm bắt những kỹ năng mới và muốn làm cha mẹ vui lòng.


* Nhấn mạnh “các từ lịch sự”. Khi trẻ lớn hơn, hãy nói với trẻ các cụm từ như “Xin lỗi” và “Không có gì ạ”


* Nhắc lại những câu nói của con trẻ theo cách đúng hơn. Ví dụ khi con nói “Cho con cốc nước” thì chúng ta có thể nói “Mẹ làm ơn cho con xin cốc nước a” và yêu cầu con nhắc lại. Cha mẹ phải làm việc này nhiều lần trong nhiều tình huống khác nhau để con trẻ thẩm thấu được cách diễn đạt đúng.


* Đề ra việc chia sẻ. Việc này vẫn rất khó cho lứa tuổi này. Nếu con bạn giật đồ chơi của trẻ, hãy nghiêm khắc nói với con “Con đã không đúng khi lấy đồ chơi của bạn mà không hỏi. Con nghĩ Tommy sẽ cảm thấy thế nào?”


* Để con giúp cha me làm những việc nhà đơn giản (Như đổ rác hay để thìa lên bàn ăn…) nhằm giúp con trẻ ý thức được việc giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình.


* Nếu có thể nên cho con ngồi ở bàn ăn 15-20 phút.


* Hãy nói “Làm ơn” mỗi khi hỏi xin hoặc muốn lấy cái gì đó.


* Hãy khuyến khích con dùng thìa, dĩa …chứ không dùng tay khi ăn thức ăn trừ những thức ăn nên dùng tay.


* Đừng nhận xét không tốt về đò ăn. Nếu bạn không muốn ăn món gì đó nên nói “Không, cảm ơn”


* Khép miệng khi nhai thức ăn.


* Ngồi ngăn ngắn không khuỳnh tay trên bàn.


* Xin phép khi dời bàn ăn.


* Chỉ con cho biết nơi nào phù hợp để con nói to và nơi nào con nên im lặng.


* Có thể nói nhiều hơn “Hi- chào” và “Bye- tạm biệt”. Dạy và chỉ cho con nên nhìn vào mắt của người đó khi con muốn chào hỏi.


* Tập cho con bắt tay mỗi khi cha mẹ đi làm về.


Ðọc thêm: http://www.hocvieniq.com/NewsDetail.aspx?id=2129#ixzz15VjhLvNp