Bí mật sau giấc ngủ liền mạch





Phía sau đôi mắt nhắm nghiền và nhịp thở đều đều, thơm tho, có nhiều điều kỳ diệu diễn ra trong giấc ngủ ngon lành của bé yêu. Con bạn đang học tập và lớn lên trong mỗi giấc ngủ ngon, để rồi, mỗi sớm mai thức dậy, con khôn lớn hơn, đáng yêu hơn. Sớm qua con biết mỉm cười giao tiếp với mẹ, ngày mai con biết lẫy, ngày mốt con biết bò, ngồi, đứng, đi, rồi bi bô tập nói. Các chuyên gia khẳng định, những khoảnh khắc khôn lớn đáng yêu này chỉ có thể có được nếu bé có những giấc ngủ đầy đủ, sâu và liền mạch.





Vì sao vậy? Chuyện gì đang xảy ra khi bé ngủ? Mời bạn cùng “đột nhập” vào giấc ngủ của các bé ngay bây giờ:



1. Bạn thấy con mỉm cười, cái miệng chúm chím như đang bú, thở dài hay cử động tay chân và nghĩ con đang thức giấc? Thực ra, bé đang ngủ rất bình yên. Bạn cứ việc thưởng thức những cử chỉ đáng yêu này và chỉ cần tỉnh dậy kiểm tra khi bé khóc mà thôi.



2. Nếu người lớn chỉ mơ 1-2 giờ mỗi đêm, bé sơ sinh có thể mơ tới 8 giờ. Khi được 1 tuổi, bé mơ ít hơn nhưng vẫn chiếm tới 1/3 giấc ngủ.



3. Bé yêu đã có giấc ngủ nông (giấc ngủ REM) ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, lúc bé được 6-7 tháng.



4. Hầu hết các em bé có thể chất bình thường sẽ không thức dậy ăn đêm khi bé qua 6 tháng tuổi.



5. Bé ngủ ít, đặc biệt là trước 41 tháng tuổi có khả năng gặp chứng tăng động giảm chú ý, giảm khả


năng nhận thức về kém phát triển thần kinh.



6. Theo một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ, bé ngủ thêm được mỗi giờ, nguy cơ thừa cân, béo phì giảm xuống trung bình 9%. Nghiên cứu cũng cho thấy bé ngủ ít có nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn bé ngủ đủ giấc đến 92%.



7. Nghiên cứu của bác sỹ Dr Youfa Wang, đại học Johns Hopkins cũng cho thấy, bé có giấc ngủ ngắn, không ngon có lượng calo thấp. Thiếu ngủ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc các giai đoạn của giấc ngủ, khiến bé thức dậy mệt mỏi, cáu kỉnh, không vui vẻ, hạnh phúc, không đủ năng lượng để học hỏi, khám phá.



8. Thiếu ngủ cũng dẫn đến những thay đổi của một số hormone bao gồm leptin, ghrelin, insulin, cortisol và hormone tăng trưởng. Những thay đổi nội tiết tố này gây ra sự mất cân bằng năng lượng và dẫn đến thừa cân, béo phì.



9. Trong khi đôi mắt bé yêu nhắm nghiền, não lại làm việc bận rộn để sắp xếp, chuyển những gì bé đã sờ thấy, cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy suốt cả ngày vào bộ nhớ dài hạn, giúp củng cố trí nhớ và khả năng học tập.



10.
Với bé, giấc ngủ vào ban đêm quan trọng hơn giấc ngủ ban ngày. Đó là vì, khi ý thức và hoạt động thể chất giảm, não mới được “yên tĩnh” để hoạt động tối đa và nơ ron thần kinh phát triển nhanh hơn vào ban đêm. Đêm cũng là thời điểm hormone tăng trưởng sản xuất mạnh nhất giúp bé cao lớn, phát triển tốt về thể chất.





11. Nghiên cứu tại Đại học Emory, Mỹ, cho hay, giấc ngủ tốt ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng vượt bậc của bé. Sự tăng trưởng không chỉ xảy ra trong lúc ngủ, nó còn chịu ảnh hưởng đáng kể bởi giấc ngủ. Theo các nhà nghiên cứu, bé ngủ sâu và lâu không chỉ tăng chiều cao (khoảng 1/2mm chiều dài trong vài tháng đầu tiên), hệ miễn dịch khỏe mà còn tăng cân tốt, đặc biệt là tăng chất béo quanh vùng bụng.



12. Tã ướt là nguyên nhân lớn thứ 2 sau đói bụng khiến bé ngủ không yên giấc, dễ thức giấc và quấy khóc trong đêm.



13. Muốn bé ngủ sâu để khỏe, thông minh, vui vẻ, hứng thú với việc học tập và khôn lớn mỗi ngày, các chuyên gia chăm sóc giấc ngủ cho biết, bạn nên cho bé đi vệ sinh trước khi ngủ, đồng thời đầu tư vào một loại tã chất lượng, thấm hút tốt giúp bé khô thoáng, không phải thức giấc vì khó chịu. Nên chọn tã mềm mại, có độ thấm hút tốt để bé có cả đêm khô thoáng và ngủ ngon. (Có thể tham khảo tã giấy Pampers). Khi bé thức dậy, khóc trong đêm, việc đầu tiên bạn nên làm là thử “đánh hơi” xem tã của bé có mùi hôi hay không và thay tã mới cho bé.