Bé đã ngủ tốt chưa?


Trong hai năm đầu đời, giấc ngủ liền mạch là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bé lớn khôn từng ngày, đạt được những bước phát triển quan trọng đầu tiên như biết cười, biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi…. Đó là vì một đêm ngon giấc tạo điều kiện cho hormone tăng trưởng sản xuất ở mức cao nhất, giúp bé cao lớn, khỏe mạnh. Khi bé ngủ cũng là lúc não bộ làm việc hiệu quả, nhằm củng cố trí nhớ, giúp bé phát triển trí não, sẵn sàng cho việc học tập, khám phá thế giới chung quanh.



Vậy làm sao bạn có thể biết bé đã ngủ tốt chưa? Bạn có cần thay đổi gì trong cách chăm sóc con không? Câu trả lời sẽ có ngay sau khi bạn thực hiện một số câu trắc nghiệm dưới đây:



Từ 6 tháng tuổi, con bạn thường thức dậy mấy lần trong đêm?


a. Không lần nào


b. 1 lần


c. 2 - 3 lần



Bạn cho con ngủ giấc trưa vào thời điểm nào trong ngày


a. Đầu giờ chiều


b. Trước 4 giờ chiều


c. Sau 4 giờ chiều



Bữa sữa cuối cùng của bé cách giờ đi ngủ bao lâu?


a. 1 giờ


b. 30 phút


c. Ngủ ngay sau khi uống



Bạn áp dụng quy trình nào cho bé trước khi ngủ:


a. Uống sữa, chơi, đánh răng, đi tiểu tiện, mặc tã mới, đi ngủ


b. Chơi, uống sữa, đánh răng, mặc tã mới, đi ngủ


c. Đóng tã, uống sữa, đánh răng, đi ngủ



Con bạn thường có dấu hiệu buồn ngủ (dụi mắt, ngáp, mắt lờ đờ, quấy khóc) vào khoảng mấy giờ?


a. 7-8 giờ tối


b. 9-10 giờ tối


c. Qua 10 giờ



Bạn mất bao lâu thời gian để dỗ bé ngủ?


a. 10 phút


b. 20 phút


c. Hơn 30 phút



Nếu thức dậy giữa đêm, con bạn có ngủ lại nhanh chóng không?


a. Có


b. Không



Biểu hiện của bé trong khi ngủ?


a. Ngủ yên, ít thay đổi tư thế


b. Thỉnh thoảng khóc, chuyển động nhưng sau đó lại ngủ ngon


c. Bé khóc nhiều lần trong đêm



Quan sát bé vào buổi sớm mai thức dậy, bạn thấy:


a. Đôi mắt bé trong trẻo, tinh anh, vui chơi không biết mệt mỏi


b. Chơi nhanh chán, muốn nằm dài


c. Hay cáu kỉnh, khóc lóc, bám mẹ không rời



Người khác thường nhận xét con bạn ra sao?


a. Lanh lợi


b. Dễ chịu


c. Khó chịu



Thời điểm bé biết lẫy, bò, ngồi và đi của bé lần lượt là:


a. 2 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 10 tháng


b. 3 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 15 tháng


c. 5 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 18 tháng



Khi con 12-15 tháng, nếu bạn nhờ con đi lấy thú nhồi bông, bé có hiểu và làm theo lời nói của mẹ?


a. Có


b. Không



So với chuẩn chiều cao cùng tuổi, con bạn:


a. Cao hơn


b. Cao đủ chuẩn


c. Thấp hơn chuẩn



Đáp án và giải pháp:


- Đa số câu a: Bạn có kinh nghiệm tốt và chu đáo trong việc chăm sóc giấc ngủ cho con. Thành quả là con bạn có những giấc ngủ thật sự chất lượng, đủ giấc, ngủ ngon và liền mạch. Biểu hiện cho thấy bé đã “thỏa mãn” với giấc ngủ đêm trước là bé tỉnh dậy vui vẻ, sảng khoái, ham khám phá, chịu hoạt động và quan trọng nhất, bé đạt được những bước phát triển quan trọng theo chuẩn phát triển. Nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen ngủ lành mạnh này, tương lai, con bạn sẽ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và cả trí tuệ.


- Đa số câu b và c, đặc biệt là lựa chọn c: Bé cáu kỉnh, khó chịu, tỏ ra kém tinh anh, không ham chơi, chậm phát triển về chiều cao và nhận thức có thể là kết quả của việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc. Bạn nên cân chỉnh lại thời gian ngủ ngày và ngủ đêm, đặc biệt là cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé vẫn thức dậy nhiều lần trong đêm dù đã qua 6 tháng tuổi. Với trẻ ở tuổi 0-2 tuổi, nguyên nhân đầu tiên khiến bé thức giấc là đói và nguyên nhân phổ biến thứ hai là do tã quá ướt, bẩn. Để khắc phục nguyên nhân đói, bạn nên tăng lượng thức ăn cho bé vào bữa tối. Với nguyên nhân tã ướt, bẩn, theo chuyên gia chăm sóc giấc ngủ của tã giấy Pampers, bạn chỉ có thể khắc phục bằng cách cho bé uống ít nước và nên tiểu tiện trước khi đóng tã đi ngủ. Bạn cũng nên quan tâm chọn tã vừa vặn, có khả năng thấm hút tốt, đem lại cảm giác khô thoáng, dễ chịu giúp bé có cả đêm ngon giấc, bắt kịp sự phát triển theo từng lứa tuổi. Trường hợp bạn đã loại trừ hai nguyên nhân quan trọng này, bé vẫn ngủ kém, bạn nên đưa con đến khám ở bác sỹ nhi khoa.