Chả là em vợ chồng em định sang năm xây nhà và được bà chị chuyên nghiên cứu, tư vấn về phong thủy nhà đất “giải ngố” một số quan niệm xưa và nay, em xin chia sẻ cùng mọi người nha, nhiều chuyện nghe xong em cũng hết hồn các bác ạ.

  1. Chỉ nên xem tuổi đàn ông khi xây nhà.
  • Quan niệm dân gian

 Từ xa xưa các cụ cũng đã nói “lấy vợ xem tuổi đàn bà làm nhà xem tuổi đàn ông" hay “đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm”. Quan niệm dân gian cho rằng, đàn ông là trụ cột gia đình, phải gánh vác mọi công việc nặng trong nhà.

  • Góc nhìn phong thủy khoa học

Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì "âm thuận tòng dương". Quy chiếu trong một gia đình, người vợ đại diện cho tính âm (mềm mại, nhu hòa…); người chồng đại diện cho tính dương (cứng rắn, quyết đoán,...), âm thuận theo dương, tức vợ thuận theo chồng thì chuyện gì cũng suôn sẻ. Đây là lý do tại sao nên dựa vào tuổi tác của chồng mà định việc.

Thuyết Âm dương Ngũ hành cũng xem đàn ông trong nhà là cội gốc của cây phả hệ, là đại diện, là người đứng đầu trong một gia đình. Những thành viên còn lại, bao gồm cả người vợ đều nằm trong quan hệ phụ thuộc.

Mà chủ gia đình có tốt thì mới giúp các thành viên trong nhà tốt lên được. Cũng giống như trong một công ty, người chủ có tài có tâm thì mới giúp công ty vững mạnh.

Mẫu nhà cấp 4 mái bằng hiện đại

  1. Xem tuổi xây nhà
  • Quan niệm dân gian

Cha ông ta cho rằng, xây nhà việc hệ trọng, phải tính trước xem sau, tính toán tuổi để không phạm vào các hạn tam tai, kim lâu, hoang ốc. Nếu vẫn cương quyết làm theo ý mình sẽ gặp chuyện không may như khó hoàn thành ngôi nhà, người trong nhà bị ốm đau, bệnh tật, thậm chí tán gia bại sản,...

  • Góc nhìn phong thủy khoa học

Trong phong thủy, các yếu tố có ảnh hưởng đến cuộc sống con người xếp theo thứ tự Thiên - Địa - Nhân. Tương ứng với việc xây nhà, yếu tố cần xem xét trước là thiên thời, địa lợi, rồi sau đó mới chiếu đến tuổi tác của gia chủ và chỉ là một phần nhỏ, không gây tác động lớn.

Dù chủ nhà có tuổi “ngon” và hợp đến mấy mà chưa có sẵn các yếu tố thiên thời, địa lợi như tài chính, đất đai xây dựng… thì cũng không thể xây được nhà. Còn nếu đã có đủ tiền bạc, đất đai thuận lợi, thủ tục hành chính xong xuôi… thì tuổi nào cũng xây được nhà.

Việc làm nhà chỉ dựa vào xem tuổi là một sai lầm vì chỉ quyết định một phần rất nhỏ trong quá trình xây dựng cả ngôi nhà. Điều quan trọng nhất trong quá trình xây nhà là xác định được tọa hướng như thế nào.

Mẫu nhà cấp 4 đơn giản giá rẻ

  1. Mượn tuổi xây nhà
  • Quan niệm dân gian

Nếu tuổi chủ nhà đang dính phải các hạn tam tai, kim lâu, hoang ốc thì tuyệt đối không nên “cố quá” sẽ dẫn đến “quá cố”. Nếu chủ nhà vẫn muốn xây dựng thì phải mượn tuổi của người khác phù hợp hơn. Cần chọn người "bách niên giai lão", con đàn cháu đống sẽ mang lại may mắn, phước lộc tiền tài cho gia chủ.

  • Góc nhìn phong thủy, khoa học

Việc mượn tuổi xây nhà chỉ mang tính thủ tục không cần thiết. Nhờ người thân, bạn bè, hàng xóm, họ hàng đứng tên trong sổ đỏ, giấy tờ là việc vô nghĩa, đó là chưa nói đến các rắc rối có thể phát sinh bởi lẽ phong thủy của một ngôi nhà hoàn toàn không liên quan đến các loại giấy tờ, thủ tục hành chính.

Theo phái bát trạch thì phạm vi tác động của phong thủy ngôi nhà chỉ gồm các thành viên sinh sống trực tiếp, lâu dài trong đó. Vì vậy, việc mượn tuổi xây nhà theo kiểu "thay tên, đổi chủ" không thể hóa giải các bất lợi, thậm chí còn gây tốn kém thời gian, tiền bạc. Chúng ta không cần phải mượn tuổi xây nhà vì tuổi nào cũng làm được nhà, nếu đã chọn được đất vượng và đảm bảo các điều kiện kinh tế, thủ tục hành chính...

Trường hợp tuổi chủ nhà không thích hợp động thổ thì có thể nhờ người có vận khí tốt động thổ thay. Lưu ý là nên chọn người trung niên khỏe mạnh, vận khí tốt, tránh chọn người già khí" đã suy kiệt. Hơn nữa, việc nhờ người sang tên giấy tờ, làm thủ tục khác là vô cùng rườm rà và vô ích.

Nhà cấp 4 nông thôn nhỏ giá rẻ

Năm nay “cô-vi” hành quá nên em cũng băn khoăn lo lắng có nên xây nhà hay không mà nghe tư vấn xong em thấy yên tâm hơn nhiều rồi. Còn vô số những chuyện nho nhỏ khác nữa mà hôm nào em kể cho các bác tiếp nhé, bây giờ em phải đi xem các Thiết kế và thi công nội thất Tân cổ điển   để “triển liền” cho nóng. Tạm biệt các bác nhé!