Hiện nay, bàn ăn mặt đá được sử dụng rất nhiều trong các gia đình trong 2 hoặc 3 bữa ăn hàng ngày. Do đó, cách làm sạch bàn ăn mặt đá cũng được nhiều bà nội trợ quan tâm.
Hãy cùng mình tìm hiểu những cách làm sạch bàn ăn mặt đá thông dụng mà hiệu quả nhé!
1. Làm sạch bằng khăn và nước thông thường
Các loại đá làm bàn ăn (đá cẩm thạch tự nhiên hoặc đá ceramic nhân tạo) hầu hết đều được xử lý bề mặt nhẵn và phủ một hỗn hợp chất tạo độ bóng cũng như chống trầy xước nhất định. Do đó, bề mặt bàn ăn thường rất dễ lau chùi.
Các vết bẩn thông thường như thức ăn, trà, cà phê... Ngay sau bữa ăn, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm để lau sạch rất dễ dàng. Nếu mặt bàn vẫn trông không được sạch và sáng lắm, hãy dùng một ít nước ấm sau đó lau sạch.
Đảm bảo, nếu bạn làm sạch ngay các vết bẩn ngay sau khi dùng bữa, mặt bàn ăn bằng đá của bạn lúc nào cũng trông sạch sẽ và sáng bóng. Thậm chí, các vết bẩn thông thường cũng có thể được lau sạch bằng khăn giấy nữa.
Rất dễ dàng đúng không.
2. Sử dụng giấm hoặc chanh
Công dụng làm sạch của giấm và chanh thì chắc chắn bà nội trợ nào cũng biết. Cả 2 loại này đều có thành phần axit, một loại chất tuyệt vời để tẩy bay các vết bẩn, đặc biệt là các vết bẩn đã khô lâu.
Cho một ít giấm hoặc chanh lên vết bẩn, để cho chúng thấm và làm mềm vết bẩn một lúc. Việc còn lại của bạn là dùng khăn để lau lên các vết bẩn. Nhớ lau lại bằng nước sạch để mặt bàn không bị rít và trong sáng hơn.
3. Dùng nước lau kính
Nước lau kính là một dung dịch tẩy rửa linh hoạt, nó có tác dụng tốt với nhiều bề mặt như gạch, đá... chứ không riêng gì kính. Trong thành phần của nước lau kính có cồn thơm giúp đánh bay các vết bẩn một cách hiệu quả.
Xịt nước lau kính lên mặt bàn, sau đó dùng khăn khô hoặc giấy để lau sạch, như thế thôi hiệu quả và thơm nữa.
4. Dùng kem đánh răng và baking soda
Kem đánh răng thì ai cũng biết, còn baking soda là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học NaHCO₃. Nó được sử dụng nhiều trong thực phẩm và còn được gọi bằng cái tên bột nở.
Baking soda có thể làm mềm và nở các vết bẩn khiến cho nó trở nên dễ lau chùi hơn, trong khi đó kem đánh răng tạo độ trắng bóng cho bề mặt bàn ăn. Sử dụng 2 loại này theo tỷ lệ 1:1, cho lên vết bẩn, đợi 5 - 10 phút sau đó lau sạch bằng khăn.
Với 4 cách cực kỳ đơn giản và những nguyên liệu rất dễ kiếm trên, chiếc bàn ăn nhà bạn sẽ luôn trong trạng thái sạch sẽ nhất, giúp cho bữa ăn gia đình được ngon miệng và thoải mái hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thẩn với một số chất không nên dùng khi làm sạch bàn ăn mặt đá.
5. Những chất không nên dùng làm sạch mặt bàn ăn bằng đá
5.1. Thuốc tẩy
Thuốc tẩy có tính axit rất cao, có thể tẩy bay các vết bẩn cứng đầu nhất, tuy nhiên nó cũng có thể làm tổn hại đến bề mặt đá. Tính bào mòn của thuốc tẩy có thể làm cho lớp sơn hoặc keo trên bề mặt bị bong tróc, khiến cho mặt đá trông giống như bị rộp.
Ngoài ra, công dụng quá mạnh của thuốc tẩy cũng tạo ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm vệ sinh. Tốt nhất bạn không nên dùng đến thuốc tẩy nếu không thực sự cần thiết.
5.2. Dung dịch nhà vệ sinh
Bên cạnh thuốc tẩy, các loại dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh cũng có khả năng làm sạch rất cao. Tuy nhiên nó hầu như được sử dụng nhiều trên các mặt sứ tráng men. Các lớp vân đá khi tiếp xúc nhiều và lâu với dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh có thể bị phai màu, không còn giứ được vẻ đẹp tự nhiên của nó.
5.3. Cồn
Cồn cũng thường xuyên được dùng để làm sạch các vết bẩn. Tuy nhiên cũng giống 2 chất trên, cồn dễ tạo ra sự bay hơi làm cho màu sắc của mặt đá không được đẹp như ban đầu. Do đó, bạn nên hạn chế dùng cồn cho các loại bàn đá nhé.