1. Xử lý khi trần nhà ẩm mốc


- Để chống ẩm cho trần nhà bạn có thể sử dụng các biện pháp khắc phục như thêm lớp mái che bằng tôn, dùng ngói trên trần nhà. Hoặc bạn cũng có thể trồng giàn hoa leo kết hợp phun nước lên bề mặt trần nơi tiếp xúc với ánh, để làm giảm ánh nắng chiếu trực tiếp vào tường.


- Thay mới hệ thống ống thoát nước trong nhà, đặc biệt là ống dẫn nước trực tiếp từ trần nhà, ban công trước và sau mỗi lần mưa lớn. Thường xuyên vệ sinh ống thoát nước trên trần nhà để loại bỏ rác gây tắc cống cản trở cho việc thoát nước. Nước bị ngưng tụ lâu ngày trên trần nhà cũng là một trong những nguyên nhân gây nấm mốc cho trần.


2. Chống ẩm mốc cho tường nhà


- Dùng sơn chống thấm


- Những bức tường cũ sơn lâu ngày dễ bị nấm mốc tấn công. Để xử lý bạn có thể thực hiện theo các bước sau:


- Cạo sạch lớp sơn bị bong bên ngoài, có thể sử dụng hóa chất tẩy rửa để diệt nấm mốc và làm sạch vùng bị thấm nước trước khi sơn lớp sơn thay thế.


- Sử dụng vữa hồ để trát lên vết nứt và lỗ hổng trên tường, để tạo bề mặt phẳng bạn có thể trét thêm một lớp bột chuyên dụng bên ngoài, để bề mặt được che phủ kín có độ dày 0,5cm. Và phải đảm bảo bề mặt sơn luôn sạch sẽ, khô thoáng, độ ẩm dưới 16%.


- Phủ bên ngoài một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn khô, phủ thêm 1-2 lớp sơn chống thấm lên trên.


3. Cách chống ẩm cho nền nhà


- Nguyên nhân gây ra tình trạng nền nhà bị ướt là do sự chênh lệch giữa nhiệt độ nền dưới và bề mặt làm cho không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà gây ẩm ướt.


- Để khắc phục tình trạng này bạn có thể đặt khoảng 10kg vôi sống đựng trong thùng gỗ hoặc thùng giấy đặt ờ góc phòng. Tuy nhiên, lưu ý thùng vôi nên được đậy kín, chỉ khi thời tiết thật sự ẩm ướt mới mở nắp thùng.


- Vệ sinh sàn nhà thường xuyên


- Vôi sống có tác dụng hút ẩm trong phòng, giúp nền nhà khô ráo. Ngoài ra, nếu không có vôi sống bạn cũng có thể dùng than củi phơi khô để thay thế, đặt than củi vào góc nhà khi nền nhà đổ mồ hôi hoặc ẩm ướt cũng có tác dụng làm khô ráo nền nhà. Sau khi sử dụng xong, bạn có thể phơi khô củi than để sử dụng cho những lần tiếp theo.


- Ngoài ra, để phòng tránh ẩm ướt cho nền nhà trước khi thiết kế cần phải chú ý đến nguyên tắc sàn chống ngưng đọng nên chọn những vật liệu ốp lát mỏng: vật liệu cách nhiệt, gạch men sứ, gỗ, gốm bọt hoặc tấm lát bằng nhựa composit…, vật liệu phải có tính nhất quán để hạn chế đọng nước trên bề mặt sàn nhà. Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng các loại thảm như thảm cói, thảm đay hoặc thảm len để chống ẩm cho ngôi nhà.


- Bên cạnh đó, vào những ngày thời tiết nồm, ẩm ướt bạn nên thường xuyên lau nhà bằng khăn khô, đóng cửa, bịt kín các khe hở, mở điều hòa ở chế độ khô và dùng máy hút ẩm để khử mùi.


4. Những lưu ý khác để tránh ẩm mốc


- Nhà cửa xuống cấp có thể khiến cho các ngóc ngách trong nhà xuất hiện ẩm mốc. Bạn nên chú ý để tu sửa, giúp cho ngôi nhà được giữ gìn tốt hơn. Những điều sau đây bạn nên kiểm tra để bảo đảm ngôi nhà của mình luôn ở trong trạng thái sạch sẽ nhất.


- Kiểm tra hệ thống nước


- Hệ thống nước bị rò rỉ thường là nguyên nhân khiến cho các vết nấm mốc xuất hiện trên tường gần các khu vực này. Do đó hãy kiểm tra thật kỹ và nếu cần thiết thì kêu thợ sửa chữa thật chắc chắn nhé.


- Phân biệt bụi bẩn với vết mốc


- Các vết mốc trông như vết bẩn và nếu không mấy để ý có thể bạn sẽ ngó lơ chúng mà không xử lý. Lúc này hãy siêng một chút để xác định chúng. Dùng một miếng tăm bông hay giẻ nhúng vào dung dịch thuốc tẩy pha loãng và lau sơ qua. Nếu vết bẩn không mất màu thì đó chính là vết mốc và bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.