Trẻ khóc không ngừng là hiện tượng thường gặp nhưng lại khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì không rõ nguyên nhân cũng như đã tốn nhiều công sức dỗ con nín mà thất bại.

Tiếng khóc của bé dường như là nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ, thậm chí có không ít phụ huynh còn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trước điều đó. Còn gì đáng sợ hơn việc, trẻ khóc không ngừng và mãi không dứt dù cha mẹ đã làm nhiều trò "mua vui".

Để có thể tìm ra nguyên nhân và từ đó xoa dịu được những trận khóc dai dẳng của con trẻ, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ khóc không ngừng?

Do bé đói bụng

vì sao trẻ khóc không ngừng

Tình trạng trẻ quấy khóc không ngừng khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng

Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc không ngừng. Chính vì thế mà mẹ nên nắm bắt các cữ bú đối với trẻ sơ sinh, và cho ăn trước khi bé trở nên cáu gắt vì đói bụng đối với những bé ở giai đoạn vài tháng tuổi.

Bé bị ốm

Trẻ xuất hiện tình trạng quấy khóc cả ngày rất có thể là do bé ốm. Lúc này, mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ của bé xem có bị sốt hay không và xem những dấu hiệu của các bệnh lý khác nhé!

Bé cần thay tã

Khi tã ướt hoặc bẩn, bé con của mẹ có thể phản đối, hậm hực và khóc không ngừng. Mẹ hãy nhanh chóng phát hiện để thay cho con. Một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ thì lại chơi ngoan mà thôi.

Bé bị đầy hơi

Trẻ em rất hay bị chướng bụng, đầy hơi. Đây là chuyện rất bình thường vì hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển hoàn thiện. Nhưng đôi khi nó lại khiến trẻ đau đớn, khóc cả ngày.

Bé mọc răng

trẻ khóc không ngừng vì ốm

Cơn đau khi mọc răng khiến trẻ khóc không ngừng nghỉ

Những cơn đau khi mọc răng sẽ khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, kén ăn, khó ngủ và hay khóc không ngừng. Mức độ chịu đựng ở các bé rất khác nhau nhưng nhìn chung, chẳng bé nào tránh khỏi khó chịu hoặc rơi nước mắt tại một thời điểm nhất định trong suốt thời kỳ mọc răng.

Bé muốn được bế

Trẻ nhỏ vốn rất cần được ôm ấp nhiều bởi bé thích nghe giọng của cha mẹ, nghe nhịp tim đập, thậm chí còn khám phá được cả mùi đặc trưng của cha mẹ. Do đó, khóc là cách để bé "ra dấu" muốn được ôm ấp, quan tâm.

>>> Có thể bạn quan tâm: 10 lợi ích của hát ru đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ có thể làm khi trẻ khóc không ngừng

7 cách giúp xoa dịu trẻ ngừng khóc

xoa dịu trẻ khóc không ngừng

Có nhiều cách giúp bé ngừng khóc và ngủ ngon hơn

  • Quấn bé trong khăn/ chăn thoải mái: Cách này sẽ tạo cho bé cảm giác ấm áp giống như khi còn nằm bên trong tử cung của mẹ, làm giảm tình trạng quấy khóc.
  • Ôm con trong lòng và hát: Cha mẹ hãy thử ôm con trong vòng tay, vừa đung đưa nhè nhẹ vừa hát. Hành động này sẽ an ủi bé, nghe thấy giọng nói của mẹ cũng giúp xoa dịu bé.
  • Di chuyển bé trong ô tô: Có thể phụ huynh không biết, việc di chuyển đều đặn trong xe ô tô rất giống với cảm giác của thai nhi trong bụng mẹ. Đi xe nhanh có thể giúp bé bình tĩnh lại, khiến bé ngừng khóc nhưng hãy nhớ đặt bé vào ghế, thắt dây an toàn trước khi lái xe. 
  • Tuân thủ lịch trình sinh hoạt của trẻ: Ví dụ như, nếu bé thường khóc vào một thời điểm nhất định buổi tối thì đừng bố trí làm việc gì vào lúc này và phải cân nhắc để ăn tối trước thời điểm bé thường khóc.
  • Massage và tắm: Khi trẻ khóc không ngừng, phụ huynh hãy thử massage và tắm cho con để giúp bé nín khóc. Xoa bóp nhè nhẹ trên cơ thể bé cũng giúp bé thư giãn.

Khi nào phụ huynh cần đưa con đến gặp bác sĩ?

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và theo dõi nếu bé xuất hiện một hoặc cùng lúc nhiều triệu chứng như sau:

  • Trẻ quấy khóc sau khi bị ngã hoặc gặp phải một chấn thương nào đó
  • Trẻ khóc kèm các dấu hiệu bệnh lý như ho, sốt cao, nghẹt mũi, phát ban, nôn trớ,...
  • Bé khóc đến tím tái mặt mũi
  • Bé không chịu ăn hơn 8 giờ
  • Một vài chỗ mềm của bé bị sưng tấy

Khóc là một phần không thể tách rời trong ở mỗi đứa trẻ. Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm giúp cải thiện tình trạng trẻ khóc không ngừng đó là cần phải bình tĩnh. Nếu phụ huynh thấy bực mình, khó chịu thì bé con sẽ cảm thấy không thoải mái và khó bình tĩnh lại được.

Còn nếu vẫn không thể cải thiện được tình hình, bạn nên đưa con đến với bác sĩ nhi, vì rất có thể bé bị ốm hoặc bị nhiễm trùng.

>>> Xem thêm bài gốc tại: https://www.healthline.com/health/baby/baby-wont-stop-crying

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Trẻ khóc đêm và những điều cần biết

Trẻ nhỏ khóc đêm thế nào là bất thường, bố mẹ cần lưu ý gì?

5 loại thực phẩm mẹ sau sinh thèm mấy cũng không ăn, tránh sữa mất chất, trẻ khóc quấy đêm