Đối với nhiều bậc cha mẹ, cột mốc 9 tháng của bé dường như là một khoảng thời gian thú vị và mang đến nhiều bất ngờ.

Giai đoạn từ bé sơ sinh cho đến khi tiến gần đến giai đoạn ăn dặm rồi chập chững biết đi, trong đó sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi chính là cột mốc cho thấy nhiều sự thay đổi rõ ràng nhất ở bé. Điều này vừa có thể tạo ra sự phấn khích, vừa căng thẳng khi các kỹ năng của con bạn được cải thiện và ý thức độc lập của bé cũng dần được hình thành.

Dễ nhận thấy ở giai đoạn này bé của bạn sẽ ngày càng trở nên năng động, thậm chí biết làm chủ các giác quan, vị giác hoặc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và mài giũa các kỹ năng vận động tinh như cầm nắm, đụng chạm.

Đặc điểm về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Sự phát triển của bé ở cột mốc 9 tháng tuổi sẽ mang đến nhiều bất ngờ cho bố mẹ

Theo Florencia Segura- bác sĩ nhi khoa tại Khoa nhi Einstein gần khu vực Washington, DC cho biết: "Trẻ ở độ tuổi này sẽ có thể di chuyển nhiều hơn. Các bé có thể đẩy bằng chân, kéo lên để đứng, di chuyển xung quanh các vật dụng nội thất và một số thậm chí sẽ đứng trong giây lát mà không cần hỗ trợ." Theo đó khi con bạn gần bước tới giai đoạn này thì thông qua những kỳ thăm khám sức khỏe định kỳ, bố mẹ hãy hỏi thêm các chuyên gia, bác sĩ nhi về các dấu hiệu của con cũng như xác định liệu con mình có phát triển và đáp ứng theo các cột mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi chưa.

Những đặc điểm cho thấy sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Phát triển cơ thể

Khi được 9 tháng, bé yêu của bạn đang phát triển một số kỹ năng như bò, bay và nắm gọng kìm. Ngoài ra các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ cũng phát triển rõ rệt như trẻ sẽ tạo ra nhiều âm thanh khác nhau cũng như lắc đầu và chỉ vào đồ vật.

Thay đổi giấc ngủ

Trung bình, trẻ ở độ tuổi này ngủ tổng cộng 14 giờ mỗi ngày với khoảng 11 giờ ngủ vào ban đêm và 3 giờ chia thành 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nếu bé yêu của bạn vẫn đang bú mẹ hoặc bú bình thì bước qua giai đoạn này chúng có thể sẽ giảm lượng sữa công thức hoặc sữa mẹ đang tiêu thụ để chuyển sang ăn nhiều món dạng rắn hơn. Hầu hết trẻ ở độ tuổi này ăn khoảng ba bữa một ngày và có thể ăn cả bữa phụ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ dấu hiệu để nhận biết trẻ phát triển khỏe mạnh

Các cột mốc cụ thể cho thấy sự phát triển của 9 tháng tuổi diễn ra bình thường

Phát triển về mặt xã hội và cảm xúc

sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về mặt xã hội

Giai đoạn này bố mẹ có thể thấy con mình đang học cách kết nối với những người xung quanh

  • Bắt đầu bám lấy những người lớn quen thuộc
  • Có thể sợ người lạ
  • Thể hiện sự yêu thích với món đồ chơi mình quen thuộc, hoặc thường xuyên nhìn tới.

Lời khuyên cho cha mẹ: Quan sát bé nhiều hơn và làm theo tín hiệu của bé bằng cách để bé dẫn dắt trong giờ chơi.

Phát triển về mặt ngôn ngữ và giao tiếp lúc 9 tháng

sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về ngôn ngữ

Giai đoạn này bé đã biết cách thể hiện nhu cầu của mình

  • Chỉ tay vào đồ vật
  • Hiểu từ ‘không’ và tạo ra nhiều âm thanh khác nhau
  • Bé sẽ bắt đầu sao chép các chuyển động mà bé nhìn thấy và âm thanh vừa nghe thấy.

Lời khuyên cho cha mẹ: Bởi vì giai đoạn này bé yêu của bạn thích chỉ trỏ và cảm thấy hứng thú với mọi thứ xung quanh. Do đó, bố mẹ hãy chơi cùng bé thông qua các trò chơi đọc một số sách bảng hình ảnh. Chắc chắn bố mẹ sẽ thấy sự thích thú và hưởng ứng của bé. Hoặc bố mẹ cũng có thể cắt tranh ảnh từ tạp chí và tạo ra câu chuyện thú vị theo cách của riêng mình, điều này giúp bé tăng khả năng tập trung và kết nối sự tương tác với bố mẹ.

Ngoài ra, bố mẹ hãy đặt những món đồ quen thuộc của bé vào một chỗ được xác định và đừng quên đặt tên cho chúng, điều này giúp bé phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.

Phát triển về mặt trí tuệ

sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về mặt trí tuệ

Ngoài tâm-vận-động thì bộ não của bé ở giai đoạn này cũng cập nhật rất nhiều thông tin đấy!

  • Thích chơi ú òa và tìm những thứ bạn giấu
  • Theo dõi các đối tượng khi chúng rơi xuống
  • Di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia và thích cho đồ vật vào miệng
  • Nhặt đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ.

Lời khuyên cho cha mẹ: Đừng quên hỗ trợ và khuyến khích bé trong giờ chơi, bằng cách giúp bé phát triển các kỹ năng vận động tinh ở trẻ như: nhặt những đồ vật nhỏ dưới sự giám sát của bạn.

Phát triển về mặt vận động và thể chất

sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về mặt thể chất

Giai đoạn này làm thế nào để biết con bạn đang phát triển đúng theo tiến độ

  • Có thể vào tư thế ngồi và ngồi mà không cần hỗ trợ
  • Kéo lên (sử dụng đồ nội thất để hỗ trợ) để đứng
  • Bắt đầu bò.

Lời khuyên cho cha mẹ: Mẹ hãy giám sát và đặt bé gần những khu vực như tường trơn để bé thử bám, dựa vào để tự đứng lên mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ.

Sự thay đổi về mặt dinh dưỡng

sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về dinh dưỡng

Vào giai đoạn này chế độ ăn của bé đã thay đổi, không còn uống sữa nhiều như trước.

  • Những chiếc răng xinh xinh của bé đã xuất hiện
  • Bắt đầu ăn thức ăn xay nhuyễn đặc hơn và no lâu hơn sau khi ăn
  • Phản ứng mạnh mẽ với mùi và vị mới.

Lời khuyên cho cha mẹ: Hãy thử cho bé ăn nửa cốc chuối nghiền 4 lần/1 ngày cùng với một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Hoặc mẹ có thể tham khảo thêm một số thực đơn phù hợp dành cho bé trong giai đoạn này.

Một số điều bố mẹ cần chú ý nếu thấy những dấu hiệu bất thường của sự phát triển của 9 tháng tuổi

  • Trẻ không thể ngồi mà không có sự trợ giúp
  • Trẻ không lảm nhảm, phát ra âm thanh
  • Trẻ không trả lời khi nghe gọi tên.
  • Trẻ không dồn trọng lượng lên đôi chân của bé
  • Trẻ không chơi bất kỳ trò chơi tương tác nào
  • Trẻ không nhận ra người lớn mà cô ấy biết
  • Trẻ không nhìn theo nơi bạn chỉ
  • Trẻ không thể chuyển đồ chơi giữa hai tay.

Mặc dù tất cả trẻ đều phát triển khác nhau, tuy nhiên ở từng cột mốc theo tháng đều sẽ có vài điểm giống nhau. Ví dụ như sự phát triển của trẻ 8-9 tháng tuổi sẽ là gì và sự phát triển của trẻ 9-10 tháng tuổi sẽ có những dấu hiệu tương tự thế nào. Do đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của bé yêu liên quan đến các dấu hiệu của sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi. Có thể là dấu hiệu chậm hơn hoặc không xảy ra với bé yêu của bạn thì nên lập tức tìm đến các chuyên gia để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

>>> Bài viết tham khảo:

https://www.verywellfamily.com/your-9-month-old-baby-development-and-milestones-4172786

https://www.unicef.org/parenting/child-development/your-babys-developmental-milestones-9-months

>>> Bài viết liên quan: 

Chế độ ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng

Những món đồ chơi phát triển toàn diện dành cho bé từ 6 tháng đến 12 tháng

Mẹo giúp mẹ chọn đồ chơi an toàn cho bé