Chỉ có khoảng 3% trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da do sữa mẹ. Các chuyên gia lý giải nguyên nhân xuất phát từ phản ứng của cơ thể trẻ khi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng ở mẹ và liên quan đến một yếu tố gọi là nồng độ Bilirubin.


Vì trẻ nhỏ có các cơ quan chưa hoàn toàn hoàn thiện, trong đó có gan là cơ quan tiếp nhận Bilirubin và giải phóng vào đường ruột. Ngoài ra, sắc tố màu vàng này liên tục được cơ thể tạo ra do quá trình phá vỡ tế bào hồng cầu.


Vậy nên, khi lượng Bilirubin trong máu trẻ quá dư thừa, chúng sẽ sẽ lắng đọng qua da và khiến da trẻ chuyển dần sang màu vàng. Khi nồng độ Bilirubin quá cao có thể sẽ khiến mắt trẻ chuyển dần sang màu vàng.

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có phải do sữa mẹ không? | Vinmec


Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khác nữa là bởi tác dụng của một số chất có trong sữa mẹ. Chính những chất này đã ngăn chặn một số protein trong gan và chính các protein này lại có vai trò phá vỡ Bilirubin. Điều này khiến cho nồng độ Bilirubin tích tụ trong máu mỗi lúc một nhiều. Các chuyên gia đã dùng nguyên nhân này để lý giải chứng vàng da do sữa mẹ thường gặp hơn ở những trẻ sơ sinh bú tốt.


Một nguyên nhân nữa liên quan đến yếu tố di truyền là nếu gia đình đã có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ những trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ càng cao hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân này thì các chuyên gia chưa giải thích được cơ chế chính xác.


Thông thường thì đa số các trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ sẽ hết khi trẻ lớn lên vì lúc này gan đã gan phát triển hoàn thiện, nhờ đó mà khả năng tiếp nhận Bilirubin cũng tốt hơn. Tuy nhiên, đối với những trẻ mắc phải các vấn đề về chức năng gan thì tình trạng vàng da này có thể kéo dài hơn nữa đến sau khi trẻ ngừng bú mẹ.