Khi phát hiện thai nhi bị hở hàm ếch, mẹ đừng lo lắng mà để ảnh hưởng đến con. Đợi đến khi trẻ đủ tuổi thì hoàn toàn có thể phẫu thuật để con lấy lại diện mạo bình thường. Nhưng trước đó, các mẹ cũng cần có một số kiến thức chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch để tránh gây thêm biến chứng nặng nề.


Vấn đề cho con bú chắc là khó khăn nhất với các mẹ trước khi phẫu thuật. Bởi hầu hết các trẻ khe hở môi vòm miệng đều không bú mẹ được và cũng không bú được bằng bình thông thường. Lúc này thì bố mẹ cần chuẩn bị cho trẻ cần bình sữa chuyên dụng dành cho trẻ hở hàm ếch.


Mẹ hãy vắt sữa ra rồi cho trẻ bú bình hoặc dùng các công thức sữa pha nếu sữa mẹ không đủ. Có một lưu ý đến các bậc cha mẹ là trẻ bị hở hàm ếch sẽ mất nhiều thời gian hơn và sức lực hơn để đạt được cùng một lượng sữa so với trẻ bình thường, vậy nên số lần mẹ cho bé ăn cần nhiều hơn và thời gian cho bé ăn một lần chỉ nên dưới 15 phút để tránh làm mệt bé.


Đối với kiến thức phòng bệnh thì những trẻ bị hở hàm ếch thường có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp trên hoặc viêm tai giữa cao hơn trẻ bình thường. Vậy nên các bậc phụ huynh cần phải chú ý vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0,9%. Ngoài ra, trong quá trình siêu âm phát hiện thai nhi hở hàm ếch thì việc quan trọng nhất là cần tiến hành một số xét nghiệm sàng lọc khác để biết thai nhi có mắc các hiện các dị tật khác nguy hiểm không. Nếu thai bị hở hàm ếch đơn thuần gia đình đừng quá căng thẳng vì chỉ cần chuẩn bị kiến thức chăm sóc trẻ sau sinh và trước khi làm phẫu thuật là được.