Hỗ trợ mút tay như thế nào? 

Có nhiều mẹ khác thì lo lắng mút tay sẽ hỏng ngón tay, ảnh hưởng khoang miệng.. đủ thứ cả nên đây là bài viết dành cho các mẹ đây nè. 

Bản thân mình không cấm cản mà cứ để bé tự nhiên đặc biệt tầm 2-3 tháng, bé bắt đầu học mút tay. Bởi vì mình hiểu rằng, đó là bản năng tự nhiên của bé, cũng là cách để bé rèn luyện trí và lực, nên mình tôn trọng các bé. 

Vậy ý của mình hỗ trợ mút tay có nghĩa là gì? Là để cho bé tự nhiên học cách mút tay, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi.

Nếu bé dùng nhộng thì mút qua nhộng được không? Loại nhộng mà các mẹ chọn an toàn thì cứ để con mút qua nhộng, hoặc thả tay mà bé đang tập mút để con mút được thoải mái nhé. 

Lưu ý là khi con tập mút tay mà chưa thành thạo thì khóc là chuyện bình thường mà dần khi con thành thạo thì các mẹ sẽ bắt gặp cảnh tượng tự chuyển giấc khi ngủ một cách ngon lành luôn nè. 

Nói thêm cho các mẹ nhé, Xúc giác là một trong những giác quan quan trọng và cơ bản nhất mà con người cần để sinh tồn. Nhắc đến cơ quan xúc giác, phần lớn trong đầu chúng ta nghĩ tới đôi bàn tay. Điều đó không sai nhưng chưa đủ, bởi cơ quan xúc giác của chúng ta chính là phần da trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả những phần da không lộ ra ngoài, như là phần da trong khoang miệng.

Và “vùng xúc giác” đầu tiên mà trẻ nhạy cảm, đó chính là thời kỳ nhạy cảm của môi và khoang miệng khi trẻ được 6th tuổi. Thời gian này trẻ thường mút ngón tay và khám phá mọi đồ vật mà trẻ có được bằng cách mút/liếm nó. Việc ngăn cản trẻ sơ sinh (6 tháng đầu đời) không cho đồ vật vào miệng là rất có hại cho sự phát triển của trẻ bởi vì đó là lúc em bé đang học bằng các giác quan của mình.

Vậy có nhiều mẹ thấy rất vui và hạnh phúc khi con mút tay và ngủ ngon lành như em bé mẹ Hồng Nhung bên dưới clip. Nhưng rồi, khi mút tay trở thành thói quen khiến cho các mẹ trở nên lo lắng hơn bao giờ hết thì sao. 

Nếu trên 1 tuổi, bé cứ cặm cụi để mút tay thì các mẹ hãy thử áp dụng các biện pháp sau nhé: 

- Tạo hứng thú cho em bé bằng những trò chơi hoặc đồ chơi có sức hấp dẫn khiến bé quên đi ngón tay.

- Nếu bé quá khó chịu thì mẹ giới thiệu cho bé một cái khăn xô được giặt sạch và luộc để bé mút mát.

- Mẹ giới thiệu cho bé các đồ chơi gặm nướu mà bé thích

Và các mẹ hãy dành nhiều thời gian để ôm ấp, nói chuyện và chơi cùng con nhé, đây cũng là cách khiến cho việc mút tay của bé giảm dần đấy.