Khi em bé được sinh ra đời và phát triển mỗi ngày có lẽ là điều mong mỏi và hạnh phúc nhất của bố mẹ. Để biết được con có đang phát triển đồng đều hay không thì việc chúng ta so sánh với  cân nặng trẻ sơ sinh và bảng chiều cao là một trong những yếu tố giúp bố mẹ nhận biết được sự phát triển của con mình. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về bảng cân nặng trẻ sơ sinh nhé.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh mới nhất

Dưới đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh của bé trai và bé gái mới nhất theo tổ chức y tế Thế Giới WHO.

Sự phát triển của em bé sơ sinh là điều vô cùng thần kỳ với nhiều sự thay đổi rất đáng ngạc nhiên. Các bậc cha mẹ đều cần theo dõi sát sao sự thay đổi của bé cả cân nặng lẫn chiều cao để biết được xem con mình có phát triển bình thường hay không.

Với những em bé mới sinh

Theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh thì những em bé mới chào đời trung bình có độ dài 50cm, có cân nặng trung bình khoảng 3,3kg. Theo tổ chức y tế Thế Giới thì vòng đầu của bé trai khoảng 34,3cm, của bé gái là 33,8cm.

Em bé chào đời được 4 ngày tuổi

Khoảng thời gian này thì cân nặng của em bé sẽ giảm xuống 5-10% lúc mới sinh ra. Các bậc bố mẹ cũng đừng lo lắng vì do cơ thể của bé thị thiếu nước và dịch mỗi khi em đi tiểu hay đi ngoài.

Từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian này thì cân nặng của bé sẽ tăng khoảng 15 – 28g. Chính vì thế mà sau 2 tuần tuổi cân nặng của em bé sẽ trở lại như lúc mới sinh.

Em bé được 3 đến 6 tháng tuổi

Sau mỗi 2 tuần thì em sẽ tăng lên 225g và khi được 6 tháng thì cân nặng của em sẽ gấp đôi cân nặng lúc mới sinh.

Trẻ từ 7 – 12 tháng

Em bé sẽ tăng cân trung bình khoảng 500g/tháng. Với những em bé bú sữa mẹ thì cân nặng của em sẽ tăng lên ít và trong giai đoạn này em bé cũng tiêu tốn rất nhiều calorie vì em đã bắt đầu vận động nhiều hơn như: tập trườn, tập đi, lật, bò,…

Trước 1 tuổi thì em bé sẽ có cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh và chiều cao khoảng 72 – 76cm.

Yếu tố liên quan đến cân nặng của bé

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh ảnh hưởng vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe bà mẹ…

Yếu tố di truyền

Theo như các nguyên cứu cho rằng thì yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa, cân nặng của bố mẹ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của em bé. Tuy nhiên thì yếu tố di truyền chỉ chiến 23% mà thôi, cân nặng và chiều cao của bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Dinh dưỡng, môi trường sống

Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất của bé. Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình phát triển và nó tác động mạnh mẽ đến xương, độ chắc khỏe răng, kích thước các cơ quan và có thể làm trì hoãn sự phát triển.

Những em bé cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong mỗi giai đoạn từ khi em bé được sinh ra đời đặc biệt là canxi, các vitamin.

Sức khỏe của mẹ trong lúc mang thai

Người mẹ trong lúc mang thai gặp quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi thì con sinh ra cũng chịu những ảnh hưởng đó. Tác động trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần, sự phát triển não bộ và có thể làm chậm quá trình phát triển những bộ phận cơ thể của trẻ sơ sinh.

Theo dõi https://mebauvabe.net/ để biết têm một số thông tin để chăm sóc bé phát triển toàn diện hơn nhé.