Trẻ sơ sinh là trẻ dưới 1 tháng tuổi ở thời điểm này trẻ dễ mắc các bệnh về da cứ 10 bé sơ sinh thì có tới 6 bé bị hăm.Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả luôn là nuỗi lo của người lần đầu làm mẹ bệnh có thể khỏi dứt điểm nếu mẹ biết cách chăm sóc và sử dụng sản phẩm an toàn.Mẹ ơi mẹ hãy là người mẹ sáng suốt chọn Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả cho con ạ


Nguyên nhân gây hiện tượng hăm cho trẻ sơ sinh.


Da bé bị ẩm ướtNgay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ẩm ướt cho vùng da của bé


Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu để gây tình trạng hăm tã. Nếu nhiễm khuẩn nặng hơn thì hăm đã chuyển sang dạng viêm da.


Da bé bị chà xát với bỉmDa bé bị chà xát vào bỉm cũng là một nguyên nhân gây hăm tã, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, da trẻ rất nhạy cảm với hóa chất như hương thơm trong bỉm hay do chất tẩy rửa dùng giặt tã.


Da trẻ sơ sinh mỏng manh nên ít có khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm tã hơn trẻ lớn hơn.


Đồ ăn lạHiện tượng trẻ sơ sinh bị hăm tã do đồ ăn lạ phổ biến nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm.


Thức ăn mới lạ làm thay đổi thành phần của phân bé khiến cho bé đi đại tiện nhiều hơn bình thường. Vùng da xung quanh hậu môn của bé dễ tấy đỏ và hăm.


Nhiễm nấmCó trường hợp trẻ hăm tã do nhiễm một loại nấm men hoặc nấm Candida. Nấm Candida rất phổ biến ở trẻ em, có ở mọi nơi trong môi trường. Nó phát triển tốt ở nơi ấm và ẩm, nhất là bên dưới tã lót.


Vì sao hăm hay gặp ở trẻ sơ sinh


Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt.


Hăm tã thường gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên và tầm từ 3 đến 15 tháng tuổi.


Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả


– Ngay khi nhận thấy con bị hăm ở vùng cổ thì mẹ cần lau rửa sạch sẽ vùng da cổ cho bé. Các mẹ nên rửa vùng hăm của bé với nước ấm, mỗi ngày 2 lần, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng cho sạch, tránh cọ mạnh sẽ dễ gây kích ứng và khiến hăm nặng hơn. Sau khi rửa xong thì dùng khăn khô mềm và sạch để thấm thật khô.


– Nên giữ cho vùng cổ của bé luôn được khô thoáng, không nên đeo khăn dày, chọn loại khăn mỏng và thấm mồ hôi, nếu như vào thời tiết mùa hè thì tốt nhất là không nên đeo khăn, dể da cổ thông thoáng sẽ giúp hăm hết khỏi nhanh hơn.


– Sau khi trẻ ăn uống hay trào ngược sữa ra cổ thì nên rửa sạch và lau khô cổ cho khô, tránh để hăm nặng hơn.


– Các mẹ có thể sử dụng kem bôi hay thuốc mỡ bôi lên vùng da bị hăm của trẻ, chỉ cần thoa một lớp kem mỏng cũng sẽ giúp tạo ra được một lớp màng mỏng bảo vệ da của bé.


– Ngoài ra khi bé bị hăm cổ thì mẹ có thể sử dụng dầu dừa để mát xa nhẹ nhàng vùng da quanh cổ cho bé. Cách này vừa đơn giản mà rất hiệu quả, có khả năng giữ ẩm cho da bé, đồng thời giúp diệt khuẩn, chống viêm, giúp trẻ nhanh hết hăm da.


– Không được sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch có hóa chất để tắm cho trẻ, thay vào đó các mẹ có thể tắm cho bé bằng bông kê tắm trẻ đây là sản phẩm từ thiên nhiên,là phương pháp dân gian lưu truyền lại chữa trị hăm cổ rất hiệu quả


Phương pháp dân gian chữa trị hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả


Các Bước sử dụng bông kê


Bông kê trị hăm cho trẻ sơ sinhBước 1.Chuẩn bị từ 3-5 bông kê cho vào khăn sữa buộc chặt tránh tình trang hạt kê với lông bông kê ra ngoài làm ảnh hưởng đến hiểu quả của nước bông kê


Nếu các bạn muốn mua bông kê click TẠI ĐÂY


Bước 2:Cho 1,5 -2 lít nước vào nồi dun sôi nước


Bước 3:Khi nồi nước sôi cho bông kê đã được buộc chặt vào nồi nước đang sôi dun 5-10 phút


Bước 4:Sau 5 -10 phút bắt nồi nước xuống để nguội


Bước 5:Đổ nước bông kê được để nguội ra chậu tắm cho bé


Bước 6:Bông kê vừ dun nước xong cho tủ lạnh bảo quản hôm sau dùng lại


Lưu ý:Bé trai tắm 7 ngày bé gái tắm 9 ngày


Chúc các bạn và các con mạnh khỏe