Người ta hay bảo buôn có bạn, bán có phường, hàm ý nói trong làm ăn kinh doanh phải có tổ chức, tập thể, không ai có thể thành công khi đi một mình được.

>>> Con gái hại mẹ ruột qua đời chỉ vì bị mắng ham chơi: Khai rành rọt kế hoạch, mặt lạnh tanh

Vậy mà đã có bao nhiêu vụ án xảy ra chỉ vì cái chuyện tranh giành khách hàng của nhau giữa những người cùng bán hàng với nhau.

Theo nguồn tin từ trang Zing News, chị Đặng Thị Hữu, 30 tuổi, ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đang bán trái cây ở chợ Yên thì bất ngờ bị Đào Đại Vương, 33 tuổi, cùng ở huyện trên, dùng dao đâm nhiều nhát vào người. Nạn nhân ngay sau đó đã được cấp cứu trong bệnh viện, những người đàn ông xung quanh ra tay khống chế kẻ ra tay hại người phụ nữ này.

hình ảnh

Ảnh chụp trang Zing News

Được biết, nghi phạm và nạn nhân là 2 người ngồi cạnh nhau, bán hàng ở chợ, chắc là do mâu thuẫn kinh doanh nên mới xảy ra chuyện.

Sau khi vụ việc xảy ra, Vương đã ra Công an đầu thú.

Thêm nguồn tin từ trang Pháp luật Xã hội là vụ việc diễn ra quá bất ngờ, nên mọi người xung quanh trong chợ cũng không kịp trở tay, can thiệp. Người dân sống ở gần đó cho hay, trước khi vụ việc xảy ra, có khách hàng đến hỏi mua, nhưng do là khách quen của chị Hữu nên người này có chào mời mua hàng. Sau không hiểu vì lý do gì mà Vương lại đi mua dao về rồi xuống tay với chị Hữu.

Hiện Công an huyện Mê Linh đang phối hợp với Công an Hà Nội điều tra làm rõ vụ việc.

hình ảnh


Ảnh trái: Nạn nhân bị đâm khi đang bán hàng ở chợ. Nguồn: Zing News. Ảnh phải: Khu vực nơi xảy ra vụ việc. Nguồn: Sao Star.

Nhiều người thắc mắc rằng, hành động của Vương chưa gây ra cái chết cho người phụ nữ bán trái cây này, nhưng liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Thứ nhất, cần phải xem xét nguyên nhân của vụ đâm chém này là như thế nào, nếu chỉ xuất phát từ sự bộc phát, bực tức của người gây ra tội thì có thể xét theo tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, vì hành động dùng dao đâm bạn hàng bị thương nặng phải cấp cứu, nghĩa là có dùng hung khí nguy hiểm và có tính chất côn đồ là một trong các dấu hiệu để định tội danh này.

Thứ hai, khi đã xét đến tội cố ý gây thương tích thì cần phải xét thêm về tỷ lệ tổn thương trên cơ thể nạn nhân làm cơ sở để định khung hình phạt. Mức án lúc này có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm, vì hậu quả chỉ có 1 người bị thương, chưa đến mức tử vong. Xét trong trường hợp này dù hậu quả nghiêm trọng nhưng người phạm tội đã có hành động đầu thú, là một trong những cơ sở để xem xét giảm nhẹ tội trạng.

Thứ ba, ngoài trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, bao gồm chi phí hợp lý cho việc chữa trị, thu nhập thực tế bị giảm sút cho người chăm sóc cho nạn nhân, tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho nạn nhân, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Qua vụ việc, đây cũng là bài học về việc xử lý, giải quyết các tranh chấp cho các mẹ có làm nghề buôn bán, kinh doanh, nhất là ở chợ. Đúng là trong môi trường làm ăn kinh doanh, phải có sự cạnh tranh với nhau thì mới phát triển, song việc cạnh tranh để thu hút khách hàng về phía mình cần phải là sự cạnh tranh công bằng, hợp lý và đúng quy định.

Bất kỳ mâu thuẫn, ẩu đả dẫn đến thương tích cho người khác cũng sẽ là nguyên nhân dẫn những người trong cuộc vướng vòng lao lý, tất nhiên kẻ còn lại thì thương tích đầy mình, tệ hơn là qua đời vì lý do hết sức bình thường, mà ai trước đó cũng từng nghĩ nếu giải quyết êm xuôi thì đâu đến nỗi.

Tổng hợp