Công nhận nuôi chó rất có lợi, không chỉ báo động người lạ, đề phòng được trộm cắp mà còn mang lại niềm vui, chẳng khác gì người bạn thân thiết. Tuy nhiên, đôi lúc người bạn này sẽ “nổi hứng” quay sang cắn ngược lại chủ và nhiều người bị vậy lại chủ quan, nghĩ chó nhà nuôi nên chẳng sao cả để rồi nhận cái kết đắng. Điều đó không phải nói suông mà thời gian qua đã có nhiều người tử vong sau thời gian bị chó cắn và người đàn ông ở Hải Dương là nạn nhân mới nhất đây ạ. 

Cô chủ vừa sinh đôi 2 em bé dễ thương, chú chó ghen tỵ nên đã cắn 2 bé qua đời đau lòng

Theo trang Vietnamnet đưa tin, nạn nhân là anh Nguyễn Văn T. ở tại xã Kim Xuyên, Kim Thành, Hải Dương. Được biết, ngày 20/6 gia đình anh T. mua một con chó con ở Sơn La khoảng 3kg mang về nuôi. Ngày 5/9, con chó cắn vào chân anh Hoàng Thái Q., 39 tuổi bạn anh T. Ngày 6/9 con chó tiếp tục cắn con trai 21 tuổi của anh T. 

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình trang Vietnamnet.

Thấy vậy anh T. liền ra đánh và cũng bị chó cắn vào tay. Điều đáng nói là 1 ngày sau, con chó lăn ra chết. Tuy nhiên cả 3 người đều từng bị chó cắn đều không đi tiêm phòng bệnh dại. 

Ngày 17/10, anh T. xuất hiện các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, ban đầu đi khám tại một phòng khám tư trên địa bàn huyện, sau đó về uống thuốc tại nhà.

Ngày 21/10, anh T. có các biểu hiện nặng hơn, được đưa lên Bệnh viện Tâm thần Hải Dương khám và đầu giờ chiều được chuyển sang Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Lúc này anh đã có biểu hiện sợ gió, sợ ánh sáng, sợ nước, nói lảm nhảm, chui gầm giường.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Sau đó anh rơi vào hôn mê, phải thở máy. Dù được điều trị hồi sức cấp cứu tích cực nhưng tiên lượng không qua khỏi. Trưa ngày 22/10, gia đình xin đưa anh về. Chiều cùng ngày, anh tử vong tại nhà.

Qua đây, mọi người xem rút ra bài học cho bản thân, đặc biệt lưu ý cách xử lý khi bị chó cắn để tránh điều đáng tiếc tương tự xảy ra nhé.

Đầu tiên: Sau khi bị chó cắn, vết thương cần được rửa và dội ngay lập tức với xà phòng và nước trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa bằng nước. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. 

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Thứ hai: Rửa sạch vết thương bằng cồn, rượu 70% hoặc thuốc sát khuẩn iodine nếu có. Đổ một ít trực tiếp lên chỗ bị chó dại cắn để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh. Tránh đổ quá nhiều sẽ gây xót vết thương. Trường hợp vết thương chảy nhiều máu thì cần cầm máu ngay lập tức, bằng cách dùng băng gạc y tế hoặc vải sạch băng bó lại ngay. Nếu không cầm được máu cần đến ngay cơ sở y tế.

Thứ ba: Xem xét có cần đi tiêm vaccine ngừa bệnh dại không. Cụ thể, vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại kịp thời.

Cuối cùng: Cần theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo hay không. Nếu có thì cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức nhé.

hình ảnh

Ảnh Internet

Nguồn: thông tin tổng hợp