Có những cái nghề, công việc, về mặt địa vị xã hội không cao, nhưng sự thật với một số người nó có thể trang trải cuộc sống cho cả nhà, thậm chí còn giúp phát triển kinh tế gia đình.

Theo tin từ trang Vietnamnet, có những ngôi làng ở Việt Nam trước đây vốn dĩ nghèo khó, nhưng nhờ sự nhạy bén kinh doanh nên từ đó mà họ “phất” lên.

hình ảnhẢnh chụp trang Vietnamnet. 

Ở làng Diễn Tháp, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Mỗi hộ chỉ có vài ba sào ruộng mưu sinh quanh năm, người dân ngoài ra còn phải làm thêm bằng nghề đúc đồng. Nhưng làm vậy cũng chưa đủ sống nên họ đạp xe đi thu mua đồng nát kiếm thêm.

Không chỉ mua ở Nghệ An, họ đi ra Bắc rồi vào Nam, đi khắp nơi để mua phế liệu. Nghe thông tin phế liệu ở Lào thấp, người dân ồ ạt thu mua. Sau khi mua thì được chuyển về nước tái chế rồi mang trở lại Lào để bán. Cứ như vậy mà nó trở thành nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân vùng.

Từ năm 2000 đến nay, cuộc sống của người dân Diễn Tháp có nhiều thay đổi, các biệt thự, nhà tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau, rồi chưa kể ô tô, xế xịn. Nhờ vậy mà bộ mặt của làng này đã trông hoàn toàn mới. Đã có không ít tỷ phú thuộc thế hệ 8X, 9X.

Không ngoại lệ, thôn Miêng Thượng, thuộc xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội hẳn nổi tiếng đi lên nhờ nghề buôn thịt lợn. Đi khắp con phố thấy toàn biệt thự, nhà lầu 3-4 tầng. Nghe bảo trước đây, khu vực này toàn đồng ruộng với những căn nhà cấp 4 lụp xụp, xiêu vẹo. Hình ảnh đó chỉ mới cách đây 10 năm thôi mà nay đã thay da đổi thịt, nhiều người trong thôn trở thành tỷ phú. Tất cả nhờ vào việc đi buôn thịt lợn.

hình ảnh


Ảnh: Những ngôi nhà ở làng buôn thịt lợn tại thôn Miêng Thượng. Nguồn: Vietnamnet. 

Được biết, người đầu tiên là ông Nguyễn Văn Sinh, sinh năm 1944, ông có 4 người con, trong đó có 3 người nối gót cha mẹ làm giàu từ nghề này. Còn nhớ những năm 1997-1998, có ngày con trai cả của ông bán thịt lợn, lãi từ 3-4 triệu/ngày. Đến nay tất cả con ông đều có nhà riêng và khối tài sản giá trị. Thấy nhà ông như vậy, nhiều người trong làng học theo.

Chỉ sau thời gian ngắn, cả thôn thay đổi hoàn toàn, từ đầu đến cuối thôn, toàn nhà biệt thự cao tầng năm sát nhau, nối đuôi chạy dọc trên con đường khô cằn năm xưa.

hình ảnh


Ảnh trái: Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Ảnh phải: Những ngôi nhà biệt thự, nhà lầu 3-4 tầng mọc lên cùng xe hơi. Nguồn: Vietnamnet. 

Ở làng nghề thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định lại có một đặc điểm khác, đó là nghề gỗ mỹ nghệ. Nghe nói họ nhập hàng từ khắp nơi trong và ngoài nước rồi bán cho khách có nhu cầu, từ người trong huyện, trong tỉnh đến người nước ngoài. Doanh thu mỗi năm tính bằng tỷ, có năm vài tỷ. Đi khắp xã này, thấy toàn nhà cao tầng, biệt thự và đặc biệt có những ông bà chủ chỉ mới ở tuổi đời 30 – 35 tự tin khoe mô hình làm giàu, cơ ngơi hàng chục tỷ.

Còn ở làng dệt thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cũng vậy. Làm giữa cánh đồng lúa, làng này nổi bật với những biệt thự hoành tráng theo phong cách Châu Âu. Đáng chú ý hơn các ngành khác, làng dệt này đã xuất hiện hơn 800 năm nay, lại có 6 danh tướng có công giết giặc, nên con cháu làng này đều theo nghề tới hôm nay. Nhờ nghề này mà người dân giàu có, với có sự nhạy bén trong kinh doanh, nên họ đổ tiền kinh doanh tiếp các mảng xây dựng, thủy điện, vận tải… Cứ thế mà họ giàu thêm.

hình ảnh


Ảnh: Những ngôi nhà thuộc làng dệt ở xã Thái Phương. Nguồn: Vietnamnet. 

Đấy, nghe mà thấy ham ghê, nhiều làng giàu có nhờ vẫn đi theo cái nghề truyền thống rồi phát huy thêm bằng sự nhạy bén của mình, nhưng cũng có làng nhờ sáng kiến mới, làm công việc mà nhiều người ngại làm, ấy vậy mà giàu to.

Vậy đó, muốn làm giàu, trước mắt phải biết dẹp bỏ sĩ diện, biết mình cần làm gì quan trọng hơn là người khác nghĩ gì. Tất nhiên việc làm này không vi phạm pháp luật và trái với chuẩn mực đạo đức xã hội nha. Chăm chỉ làm lụng không chưa đủ, còn phải biết cách điều tiết chi tiêu của mình nữa và lựa chọn kênh đầu tư uy tín để sinh lời. Đừng nghĩ mình làm ra nhiều tiền rồi cứ tiêu xài hoang phí vào những thứ vô bổ, rồi có ngày nghèo cũng lại hoàn nghèo cho xem.   

Chia sẻ như thế không có nghĩa là khuyên mẹ bỏ công việc hiện tại để ra chợ bán thịt lợn hay đi thu gom phế liệu, vật tư… mà chỉ là cái cách để mẹ suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn hướng đi cho riêng mình, giúp gia đình có cuộc sống thoải mái hơn, và để phát triển kinh tế gia đình, đó mới là mục tiêu cuối cùng.

Tổng hợp