Dị tật ống thần kinh ở thai nhi có thể dẫn đến thai vô sọ, thoát vị não - màng não, hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch, nguy cơ tự kỷ ở trẻ em...


Thiếu acid folic - nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh



Ống thần kinh là một cấu trúc tồn tại trong thời kỳ phôi thai và sẽ phát triển thành não và cột sống của thai nhi. Cấu trúc này ban đầu chỉ là một dải mô nhỏ, gấp vào phía trong để tạo thành hình dạng một cái ống vào ngày thứ 28 sau khi thụ thai. Nếu như hiện tượng này không xảy ra đúng và ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn thì sẽ dẫn đến khiếm khuyết ở não và cột sống dẫn đến các biến chứng như hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch, nguy cơ tự kỷ ở trẻ em...


Dị tật ống thần kinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như do tác động phối hợp giữa gen và môi trường, do bất thường nhiễm sắc thể… Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc thiếu hụt acid folic (vitamin B9).


Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam (8.2008) khoảng 53% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản có nồng độ acid folic trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Như vậy, cứ 2 người phụ nữ Việt Nam thì có 1 người mang nguy cơ tiềm ẩn sinh con bị dị tật ống thần kinh. Sự thiếu hụt acid folic phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: do cơ địa cơ thể hấp thu kém, do thói quen ăn uống (không ăn nhiều thực phẩm chứa acid folic), do quá trình bảo quản, nấu nướng làm mất đi khá nhiều lượng acid folic có trong thực phẩm. Vì vậy, việc cơ thể thiếu hụt acid folic có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Chính vì vậy cung cấp đầy đủ lượng acid folic cần thiết là vấn đề quan trọng hàng đầu bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật ống thần kinh.


Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi



Ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kỳ, nên việc bổ sung acid folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai (1 – 6 tháng có ý định mang thai) cho đến suốt giai đoạn thai kỳ. Theo khuyến nghị mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày, riêng với phụ nữ mang thai thì lượng acid folic cần bổ sung là 600 mcg mỗi ngày. Và nếu được bổ sung đầy đủ lượng acid folic ngay từ khi có ý định mang thai giúp giảm 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh (nghiên cứu “Tổng quan chuyển hóa Folate liên quan đến bệnh tim mạch và dị tật ống thần kinh” do Henk J. Blom và Yvo Smulders thực hiện, đăng trên tạp chí y khoa J. Inherit Metab, năm 2011).




Bổ
sung đầy đủ lượng acid folic ngay từ khi có ý định mang thai là nền tảng để bé yêu thông minh, khỏe mạnh hơn



Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc BV phụ sản Từ Dũ) chia sẻ: “Khi có ý định mang thai phụ nữ cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và thực phẩm có chứa nhiều axit folic như: súp lơ xanh, cải làn, đỗ tương, gan gia súc và gia cầm…”. Tuy nhiên lượng acid folic có trong tự nhiên hàm lượng thấp, ngoài ra nó còn dễ bị phân hủy với số lượng lớn bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và trong quá trình chế biến nấu ăn. Chính vì vậy để đảm bảo đầy đủ lượng chất cần thiết phụ nữ mang thai có thể sử dụng các viên uống bổ sung. Bên cạnh acid folic, chị em còn nên bổ sung thêm sắt và DHA, 2 dưỡng chất quan trọng giúp thai nhi phát triển toàn diện và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra: nhau thai tiền đạo, băng huyết, trẻ chậm phát triển trí não, thị lực kém,.. Khi lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất uy tín, có thành phần và hàm lượng dựa trên phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp với điều kiện sinh sống, dinh dưỡng và thể trạng của phụ nữ Việt Nam.



Xem thông tin tham khảo thêm tại đây.





Thông tin và hình ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng OBIMIN