Đa số trẻ em hay bị sâu răng do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Mảng bám tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến việc phải nhổ bỏ răng. Nếu răng sữa bị nhổ bỏ khi chân răng chưa được hình thành sẽ khiến răng vĩnh viễn khó mọc, mọc lệch ảnh hưởng đến chức năng nhai và cả khả năng phát âm của trẻ.

Không phải cao răng, mảng bám mới là ‘thủ phạm’ gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng

Hơi thở có mùi, hôi miệng, sâu răng, nghiêm trọng hơn là nhổ bỏ chân răng,.. đều là những bệnh lý do mảng bám gây ra. Bởi mảng bám trên răng xuất hiện chính là điều kiện lí tưởng để vi khuẩn hoạt động.

Đa số trẻ em hay bị sâu răng do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Mảng bám tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến việc phải nhổ bỏ răng. Nếu răng sữa bị nhổ bỏ khi chân răng chưa được hình thành sẽ khiến răng vĩnh viễn khó mọc, mọc lệch ảnh hưởng đến chức năng nhai và cả khả năng phát âm của trẻ.

Quá trình hình thành mảng bám

Đối với người trưởng thành, thường sau khi ăn, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng. Nếu lớp màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ tích tụ, dần hình thành mảng bám. Tuy nhiên nếu để tồn tại lâu, mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt. Bên cạnh đó, cặn mềm sẽ trở nên cứng hơn và bám chắc vào bề mặt chân răng và dưới mép lợi, dần hình thành cao răng.

Với trẻ em cũng vậy, sau khi ăn, vi khuẩn trong mảng bám tạo ra acid, ăn mòn men răng cứng và gây ra sâu răng.

hình ảnh

Không phải cao răng, mảng bám mới là ‘thủ phạm’ gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng

Cách để loại bỏ mảng bám hiệu quả ở lứa tuổi răng sữa

Không bao giờ là quá sớm để khuyến khích, rèn thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ. Răng của trẻ có nguy cơ bị sâu ngay từ những chiếc răng đầu tiên mọc lên. Nhiều phụ huynh không khỏi lăn tăn khi nào nên bắt đầu cho con tập đánh răng và liệu kem đánh răng cho trẻ em có an toàn hay không?

Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, thời gian tốt nhất để vệ sinh răng cho bé là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Ở trẻ nhỏ, việc bổ sung fluor thường xuyên là cực kì quan trọng trong việc bảo vệ và ngừa sâu răng. Kem đánh răng cho trẻ giai đoạn răng sữa nên có hàm lượng Fluoride phù hợp. Hàm lượng fluor được khuyến cáo dùng cho trẻ em ở các độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 100 – 500ppm
  • Trẻ từ 6 - 11 tuổi: dưới 1000 ppm
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: có thể dùng kem đánh răng có hàm lượng fluor bằng với lượng fluor người lớn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tham khảo thành phần Canxi hữu cơ có trong kem đánh răng trẻ em. Canxi hữu cơ trong kem đánh răng được xem là điểm sáng về độ an toàn giúp loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa hình thành cao răng ở trẻ trong độ tuổi răng sữa.

Hầu hết các sản phẩm kem đánh răng trẻ em hiện nay đều theo xu hướng ít bọt và được thể hiện bằng kí hiệu trên bao bì “No SLS”.

hình ảnh

Xu hướng chăm sóc răng miệng mới từ Tây Ban Nha cho bé hàm răng chắc khỏe

Mảng bám trên răng là vấn đề răng miệng phổ biến, bắt nguồn từ thói quen ăn uống và vệ sinh của trẻ. Đôi khi, chải răng đơn thuần không đúng cách cũng không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám răng. Lâu ngày, các mảng bám này tích tụ dần chuyển hóa thành cao răng. Vì thế, chủ động chăm sóc răng miệng tại nhà cho trẻ em trong độ tuổi răng sữa không chỉ giúp hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Cha mẹ nên giúp trẻ tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày.

Hãy biến việc vệ sinh răng miệng thành một thói quen vui vẻ hàng ngày cho con trẻ và mọi người trong gia đình bằng sản phẩm chăm sóc răng miệng lành tính, an toàn, phù hợp!

Nguồn do Pierrot cung cấp