Ho là một phản xạ tốt của cơ thể nhằm tống dị vật ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, những cơn ho xuất hiện nhiều vào ban đêm lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ và những người xung quanh. Bên cạnh đó, ho về đêm còn có thể là báo hiệu cho những vấn đề về sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh cần biết đến để đề phòng.

Vì sao trẻ bị ho?

Do đường hô hấp có dị vật hay chất nhầy: Ở một số trẻ, khi ngủ, chất nhầy ở cổ họng sẽ tiết ra nhiều, làm trẻ bị ho và quấy khóc cả đêm. Nếu trẻ bị ho sặc sụa, khó thở, kèm theo đó là mặt tái mét thì có thể là do trong cổ họng có dị vật.

Viêm xoang, viêm mũi: Khi bị viêm xoang mũi, đờm nhầy trên mũi của trẻ có thể chảy xuống cổ họng và làm trẻ bị ho. Viêm xoang hoặc viêm mũi khiến cho bệnh nhân bị nghẹt thở khi ngủ và phải thở bằng miệng, dẫn đến khô rát họng và gây ho nhiều hơn.

Trào ngược dạ dày – thực quản: Trẻ bị ho về đêm kèm theo nôn trớ cũng có thể là do bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Điều này thường xảy ra đối với những trẻ có thói quen ăn tối gần giờ đi ngủ. Lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa nên cùng với dịch vị gây đầy hơi, đồng thời khiến dịch vị trào ngược lên thực quản và cổ họng, kích thích gây ho sặc.

Ho do nguyên nhân khác: Ho do hen, viêm phổi, ho gà, khối u trung thất… Các bố mẹ cần lưu ý các dấu hiệu và khi nghi ngờ trẻ bị mắc các bệnh này, hãy phải đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời.

Các bậc phụ huynh cần phải làm gì khi trẻ bị ho?

Ho vốn là phản xạ tự nhiên, tuy nhiên nếu tình trạng ho kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động khác. Trẻ sẽ rất dễ bị mất ngủ, chán ăn, hoặc nôn trớ mỗi lần ho, vì thế phụ huynh nên can thiệp hỗ trợ ngay để trẻ nhanh khỏi. Ngoài ra, khi trẻ bị ho, bố mẹ hãy lưu ý quan sát biểu hiện và xác định nguyên nhân, phân biệt rõ ràng với triệu chứng ho thông thường để có thể điều trị tại nhà.

PGS.TS. BS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới thì tất cả các trẻ dưới 2 tháng tuổi không được dùng bất kỳ loại thuốc ho nào, còn trẻ em trên 2 tháng tuổi thì có thể dùng được thuốc ho nếu trẻ ho quá nhiều. Thuốc ho an toàn cho trẻ thường là các loại chiết xuất từ cây cối, hoa lá và quả tự nhiên… Do đó, khi trẻ bị ho, cha mẹ có thể tận dụng các loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên để giúp hỗ trợ điều trị ho cho trẻ. Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng và an toàn với trẻ nhỏ, một số bài thuốc thảo dược truyền thống được sử dụng nhiều như: Húng chanh + quất + đường phèn; quất + mật ong; chanh đào ngâm đường phèn, cam thảo, tía tô; hoặc các dòng siro ho kết hợp các loại thảo dược khác

hình ảnh

PGS.TS. BS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai

Hiện nay, ứng dụng các bài thuốc đông dược, các nhà nghiên cứu đã đưa ra loại cao dán ngoài da Anticough OCP (dán vào vị trí hô hấp như cổ, ngực hoặc lưng) giúp làm ấm, long đờm, giảm ho; đặc biệt hiệu quả với các cơn ho do thay đổi thời tiết, ho do cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.

hình ảnh

Sản phẩm cao dán Anticough OCP kết hợp cao thiên nam tinh, tinh dầu bạch đàn, cao bán hạ bắc, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế, long não, mật táo, được ghi nhận trong Dược Điển Việt Nam, Cây thuốc Việt Nam với công dụng hỗ trợ điều trị ho đờm, cảm lạnh rất vượt trội và an toàn.…Với dạng dán ngoài da, các hoạt chất có trong dược liệu sẽ ngấm qua da, làm ấm nhanh chóng, long đờm và giảm ho hiệu quả, sử dụng tiện lợi.

Nguồn do Công ty TNHH Phát Triển Tổng Hợp Đại Dương cung cấp